Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

LÝ DO ĐỂ BẠN ĐỪNG BÁN RẺ SẢN PHẨM

Không có gì đáng buồn hơn việc ngồi ở vị trí ban xét duyệt cấp vốn và nghe ai đó nói: “Chúng tôi sẽ có được rất nhiều khách hàng vì giá của chúng tôi thấp nhất.” Ngoài việc ngầm thể hiện sự tự đánh giá thấp bản thân của người đó, câu nói này còn có thể gây ra rất nhiều vấn đề khác.





  1. Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ không thể có tiềm lực kinh tế (giống như sức mua) để có thể hạ giá thành thấp hơn các đối thủ khác. Nếu hạ giá thành thì bạn phải làm việc vất vả cho đến khi hoàn toàn phá sản.
  2. Các đối thủ cũng sẽ có phản ứng. Nếu bạn bắt đầu tìm được khách hàng mới thì bạn đã khơi mào cho một cuộc chiến cạnh tranh giá cả. Các đối thủ có thể có tiềm lực kinh tế lớn hơn, nhiều khách hàng lâu năm hơn và rốt cuộc là sẽ không có ai chiến thắng cả.
  3. Khi bạn đã đưa ra mức giá thấp cho sản phẩm thì sau này bạn sẽ rất khó tăng giá. Hãy tưởng tượng bạn tăng 30% giá bán cho khách hàng hiện tại – họ sẽ quay lưng lại với bạn và nói: “Anh nghĩ tôi là một thằng khờ sao?” Điều này cũng tương tự với việc “hạ giá” – khi bạn hạ giá quá nhiều sản phẩm, khách hàng sẽ ngồi chờ vì nghĩ rằng các mặt hàng còn lại cũng sẽ hạ giá.
  4. Hãy nhớ, khách hàng thường có thói quen bàn luận với nhau. Vậy nếu bạn giảm giá cho một khách hàng thì bạn phải đảm bảo là những người khác không phát hiện ra.
  5. Giá thấp và chất lượng tốt không đồng nhất với nhau. Đừng nghĩ rằng nếu giảm giá sản phẩm, khách hàng sẽ nhanh chóng đổ xô đến cửa hàng của bạn. Giá rẻ sẽ khiến khách hàng nghĩ sản phẩm của bạn thật rẻ mạt và họ sẽ tránh xa như tránh một đại dịch vậy.
  6. Rủi ro của bạn rốt cuộc cũng chỉ là với những khách hàng ít tiền – những người sẽ bỏ rơi bạn khi bạn tăng giá.

 Lời Khuyên Khởi Nghiệp

Chấp nhận rằng luôn có thời điểm căng thẳng:
Cuộc sống lúc thăng lúc trầm,
Bị chìm đấy rồi sẽ có vận may;
Nếu không có chúng, cả cuộc đời này
Sẽ chỉ quẩn quanh trong nông cạn và khốn khổ.
(William Shakespear, Julius Ceasar, IV.iii)
Kinh doanh, cũng giống như mọi việc trong cuộc sống này, đều phải trải qua các thời điểm. Bạn sẽ phát triển không đều. Khi bận rộn, bạn sẽ ước công việc đi qua thật nhanh. Và khi lâm vào khó khăn, bạn thắc mắc công việc đi đâu hết rồi.
Điều này một phần là do bạn phát triển quá nhanh, bạn quá bận rộn với công việc và không làm đầy phễu bán hàng với những đầu mối mới. Đó cũng là cách mà cả thế giới này làm.
Nếu mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, đừng nghĩ nó luôn suôn sẻ và tiêu xài phung phí. Ngược lại, nếu mọi việc tồi tệ, hãy chấp nhận và coi đó là một giai đoạn tất yếu để dẫn đến thành công.
Đừng bao giờ nói: “Ít ra mọi thứ sẽ không thể tồi tệ hơn.”

Sẽ vẫn còn những do dự cho đến khi
bạn quyết định thực hiện.
Những suy nghĩ thoái lui sẽ
luôn khiến công việc không hiệu quả.
Một sự thật là ngay
khi bạn quyết định thực hiện sáng kiến
thì mọi thứ đã bắt đầu biến đổi.
Do dự sẽ khiến
những ý tưởng và kế hoạch của bạn biến mất.
Những gì đã xảy ra dẫu vậy
có thể sẽ không bao giờ xảy ra.
Cách bạn đưa ra quyết định,
cách bạn ứng xử trong những sự kiện
và các cuộc hẹn gặp bất ngờ, những sự hỗ trợ,
những điều bạn chưa từng mơ tới
sẽ xuất hiện trên con đường bạn đi.
Vậy thì bất kỳ điều gì bạn có thể làm hay mơ,
bạn đều có thể thực hiện được,
hãy bắt đầu từ bây giờ.
Trong sự táo bạo có thiên tư, sức mạnh
và sự lôi cuốn kỳ diệu.
Hãy hành động ngay!

Lời Khuyên Khởi Nghiệp



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .