Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Chiến lược dẫn đầu của người Do Thái

Chiến lược dẫn đầu của người Do Thái: Khi người khác mông lung, họ đã kiếm được tiền; khi người khác tỉnh táo, họ đã kết thúc trận trường; khi người khác tiến vào chỉ còn nước giúp họ thu dọn chiến trường

Châm ngôn kinh doanh của người Do Thái đó là: giao dịch trong khoảng thời gian hai đoàn tàu ngược chiều giao nhau. Lấy tiền bạc mua thời gian, dùng trí tuệ trao đổi hiệu suất.

Người Do Thái thuộc tộc người Semit, phân bố khắp nơi trên thế giới. Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới có dân tộc chủ thể là người Do Thái.
Người Do Thái là chủng tộc có IQ bình quân cao nhất thế giới. IQ bình quân trên 125. Tổng dân số người Do Thái chỉ chiếm 0.2% tổng dân số trên toàn cầu. Nhưng theo con số thống kê từ năm 1901 đến năm 2004 có 167 người Do Thái hoặc có huyết thống người Do Thái đạt giải Nobel. Chiếm 22% trong tổng số người được nhận giải.
Người Do Thái đầu tiên đến một vùng đất nọ xây dựng một cây xăng, kinh doanh tương đối tốt. Sau đó người Do Thái thứ hai đến và mở một nhà hàng. Người Do Thái thứ 3 đến và mở một siêu thị. Khu vực đó trở nên phồn vinh và phát triển. Tư duy kinh doanh, kiếm tiền và làm giàu của người Do Thái thực sự rất thông minh và khoa học. Đáng để học hỏi.
1, Người Do Thái coi trọng thông tin 
Trong thời đại này, quan tâm tới thông tin tức là quan tâm tới tiền bạc. Coi trọng thông tin có thể giúp bạn thành công. Thông tin là nguồn sức mạnh mang tính quyết định trong thời đại này. Những người kịp thời nắm bắt thông tin đồng nghĩa với việc có được của cải tài sản. Thông tin là người dẫn đường, nhà lãnh đạo của sự giàu có.
Người Do Thái coi thông tin quan trọng hơn tất cả. Chú trọng thông tin, nghiên cứu thông tin là một trong những thủ đoạn giúp người Do Thái có được thành công. Họ thường căn cứ trên những nguồn thông tin đầu tiên, nhanh chóng tấn công.
Khi người khác vẫn còn đang mông lung, thì họ sớm đã kiếm được rất nhiều tiền. Khi người khác bắt đầu tỉnh táo thì họ sớm đã kết thúc trận trường. Đợi đến khi người khác tiến vào chỉ còn nước giúp người Do Thái thu dọn chiến trường mà thôi.
2, Người Do Thái coi trọng khế ước 
Người Do Thái từ nhỏ đã tiếp nhận nền giáo dục Talmud. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ khế ước một cách nghiêm ngặt và sâu sắc. Trong giới kinh doanh toàn cầu, sự trọng tín tuân thủ khế ước của người Do Thái đã trở thành thương hiệu.
Ký kết khế ước với người Do Thái đồng nghĩa với việc có được sự bảo đảm chắc chắn mà không cần phải nghi ngờ bất cứ thứ gì. Người Do Thái một khi đã ký kết hợp đồng, dù xảy ra vấn đề gì cũng tuyệt đối không hủy hợp đồng. Người Do Thái không những tự mình tuân thủ khế ước mà cũng yêu cầu đối phương tuân thủ khế ước một cách nghiêm ngặt.
Việc người Do Thái tuân thủ khế ước gần như đạt mức khiến người khác phải giật mình. Trong quá trình kinh doanh, buôn bán người Do Thái không bao giờ nhường nhịn. Nhưng đứng trước khế ước, hợp đồng, dù phải chịu thiệt thòi họ vẫn tuyệt đối tuân thủ. Điều này khiến họ có được danh tiếng lẫy lừng.
Trong mắt người Do Thái, khế ước, hợp đồng là lý do tồn tại của họ. Nếu không tuân thủ hợp ắt sẽ gặp phải tai nạn. Do vậy, họ kinh doanh thật thà, không lừa dối, tuân thủ hợp đồng. Bởi thật thà là luật pháp kinh doanh tối cao nhất. Giao dịch bình đẳng, mọi việc công minh ắt sẽ thu được nhiều lợi ích thực tế cao nhất.
3, Người Do Thái coi trọng trí tuệ 
Nếu bạn hỏi người Do Thái thứ gì quan trọng nhất. Câu trả lời chắc  chắn sẽ là trí tuệ. Người Do Thái rất sùng bái trí tuệ. Họ cho rằng, tri thức dĩ nhiên rất quan trọng nhưng nó dùng để rèn luyện trí tuệ. Trí tuệ là tài sản đi cùng bạn cả đời. Nó luôn giúp đỡ và bảo vệ bạn.
Nhưng tri thức lại khác, nó có thể mang lại sự may mắn và của cải cho bạn. Nhưng nó sẽ không thể phát huy tác dụng như vậy mãi mãi. Bởi tri thức sẽ dần bị cũ đi theo thời gian. Còn trí tuệ mới là của cải thực sự, quý hơn cả tiền vàng.
Người Do Thái cho rằng, trí tuệ có trí tuệ sống và trí tuệ chết. Trí tuệ chỉ khi phát huy được hiệu quả thực tiễn mới là trí tuệ thực sự. Trí tuệ như vậy mới là quan trọng nhất. Trong con mắt của người Do Thái tiền bạc và trí tuệ không bao giờ mâu thuẫn lẫn nhau. Chúng có thể kết hợp một cách hoàn hảo với nhau.
4, Người Do Thái biết mượn thế mượn lực 
Người Do Thái nói rằng, giá trị của bạn là cái đầu chứ không phải cánh tay. Người Do Thái giàu có không chỉ bởi lượng của cải lớn hiện có trong tay của họ mà là họ vốn có một cái đầu biết kiếm tiền. Họ dựa vào cái đầu để làm giàu.
Nguyên tắc kinh doanh của người Do Thái đó là: với tư cách là người kinh doanh, nhiệm vụ của họ đó là tìm đủ mọi cách để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Việc còn lại để người khác làm, bản thân họ chỉ đợi để kiếm tiền.
Người Do Thái biết tận dụng nguồn tài nguyên để kinh doanh. Tất cả đều nhờ "vay mượn". Mượn tiền vốn, mượn công nghệ kỹ thuật, mượn nhân tài…
Thế giới này vốn đã chuẩn bị đủ tất cả những nguồn tài nguyên mà bạn cần. Việc bạn cần làm đó là chỉ thu thập nó lại mà thôi. Đồng thời vận dụng trí tuệ tổ hợp chúng lại với nhau một cách hữu cơ. Đây chính là cách tư duy kinh doanh, kiếm tiền của người Do Thái.
Người Do Thái cũng biết các tận dụng thế lực của người khác. Là cao thủ trong việc sử dụng trí tuệ của người khác. Họ biết rằng, không có bất cứ sự nghiệp nào là một bước lên trời cả. Nhưng có rất nhiều cách để lên trời. Nếu phương pháp phù hợp, đường tới thành công sẽ nhanh và tiết kiệm sức lực hơn. Khéo léo mượn thế mượn lực là một trong những bí quyết lớn để thành công.
5, Kiên trì nguyên tắc "Lợi nhuận cao mới kiếm được nhiều tiền"  
Lợi ít bán nhiều là nguyên tắc kinh doanh kiên cố không thể phá vỡ của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng người Do Thái lại hoàn toàn ngược lại. Khẩu hiệu của họ đó là "phải có lợi nhuận cao mới kiếm được nhiều tiền". Kết quả là họ kiếm được nhiều tiền hơn so với các dân tộc và quốc gia khác.
Người Do Thái cho rằng, giữ giá thấp chứng tỏ bạn không tự tin vào sản phẩm của mình. Dù chỉ là một tờ tiền mệnh giá 1 đô, người Do Thái cũng có thể bán được nó với giá 2 đô, thậm chí là 10 đô. Họ tuyệt đối không bán hàng hóa của mình với giá thấp. Đó là tín điều của người Do Thái.
Người Do Thái cho rằng, kết quả của việc cạnh tranh lợi nhuận thấp đó là: một lượng lớn nhà sản xuất sẽ bị đóng cửa. Hơn nữa không gian sinh tồn của mọi người sẽ ngày càng khó khăn. Do vậy người Do Thái kiên quyết không kinh doanh lợi ít bán nhiều. Họ kinh doanh những thứ có lợi nhuận cao phù hợp. Trong việc lựa chọn ngành nghề, họ cũng rất anh minh. Họ luôn lựa chọn kinh doanh những sản phẩm tiêu dùng đắt đỏ.
6, Cần kiệm, chăm chỉ 
Phương pháp sinh tồn của người Do Thái đó là xây dựng thói quen cần kiệm. Trong gia đình người Do Thái, cha mẹ rất chú trọng tới việc bồi dưỡng tinh thần cần kiệm cho con cái của họ. Họ cho rằng, đấng tối cao luôn ban cho người cần cù những danh dự và phần thưởng tối cao nhất. Còn những người lười nhác sẽ không được nhận bất cứ món quà nào.
Người Do Thái sùng bái công việc. Họ ghét việc nhàn rỗi cả ngày, không có việc gì làm, lang thang khắp nơi. Họ cho rằng đó là điều khiến họ cảm thấy khó chịu nhất. Thay vào đó, họ yêu thích cách làm việc căng thẳng và chăm chỉ.
Người Do Thái là chủng tộc nỗ lực cao nhất trên thế giới này. Tinh thần ngoan cường này đã tạo ra không biết bao nhiêu tỷ phú người Do Thái. Những nhân vật kiệt xuất đó không ai là không có tinh thần phấn đấu quên mình. Người Do Thái gần như là một nhóm người làm việc không biết ngừng nghỉ, mệt mỏi. Họ có thể làm việc lâu dài trong điều kiện làm việc nặng nhọc mà không oán thán bất cứ một lời nào.
7, Quý trọng thời gian 
Người Do Thái biết cách tận dụng và nắm bắt thời gian. Một người kinh doanh muốn kiếm tiền. Đầu tiên phải biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Như vậy mới có thể tập trung trí lực để kinh doanh. Người Do Thái rất coi trọng thời gian.
Trong công việc họ luôn tranh thủ từng giây. Trong mắt họ, thời gian như một loại hàng hóa, là vốn để kiếm tiền. Có thể sản sinh lợi nhuận. Do vậy, mất mát thời gian đồng nghĩa với việc mất mát hàng hóa hay chính là mất mát bạc.
Nhân sinh quan của người Do Thái đó là cuộc đời giống như việc chúng ta giành giật đồ đạc từ trong đám cháy. Chúng ta cứu được càng nhiều đồ, cuộc đời chúng ta sẽ càng có giá trị hơn. Châm ngôn kinh doanh của người Do Thái đó là: giao dịch trong khoảng thời gian hai đoàn tàu ngược chiều giao nhau. Lấy tiền bạc mua thời gian, dùng trí tuệ trao đổi hiệu suất.
Ngoài ra, người Do Thái còn có ý thức độc lập, ý thức sinh tồn lý trí, tinh thần quật cường không ngừng vượt lên chính mình. Tất cả, khiến họ có tố chất văn hóa và tinh thần ý chí nổi bật hơn người. Đây chính là gốc rễ căn bản để người Do Thái trở thành cao thủ dẫn đầu trong biển người kinh doanh.


Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba


Đền hùng 2012

 Thời gian đi qua, chúng ta đã chẳng còn là chúng ta của ngày trước, cuộc sống bận rộn hơn, nhiều nỗi lo hơn, nhiều mối quan hệ mới hơn. Tất cả dần dần bào mòn đi những điều xưa cũ, dù không phải cố tình, nhưng vẫn chẳng còn nhớ về những ngày xưa


Đền Hùng 2015
Ba năm để quay lại một địa điểm


Tư tưởng trị quốc mà vẫn thực dụng cho tới hiện nay  "thương lãm thực nhi tri lễ tiết, y thực túc nhi tri vinh nhục" (kho lương thực có đầy, dân có ấm no, đủ ăn đủ mặc thì mới có thể nghĩ tới lễ tiết, lễ nghĩa, đến vinh dự hay xấu hổ)… 



Tiết kiệm là thủ, đầu tư là công, thời gian chính là tiền vàng

Tiết kiệm là thủ, đầu tư là công, thời gian chính là tiền vàng, tiết kiệm và đầu tư đều phải cố gắng làm cho sớm, thay vì ngồi đó than nghèo, chi bằng nỗ lực làm giàu.

1. Tiết kiệm và đầu tư song hành hiệu quả
Không tiết kiệm, tuyệt đối không thể là một nhà tài phiệt, tiết kiệm không phải là mỹ đức mà là một mánh khóe, nỗ lực kiếm tiền không phải để tiêu xài hoang phí, mà là để đầu tư.
Tiết kiệm là thủ, đầu tư là công, thời gian chính là tiền vàng, tiết kiệm và đầu tư đều phải cố gắng làm cho sớm, thay vì ngồi đó than nghèo, chi bằng nỗ lực làm giàu.
2. Nợ cũng là một loại tư sản
Thế giới này có hai loại người, một loại khiến tiền linh hoạt "vận động", một loại đuổi tiền đi trong vô hình. Người giàu, chính là kiểu người thứ nhất.
Quan điểm: Muốn mua nhà, hãy vay tiền, người trong đầu chỉ nghĩ tới trả nợ sẽ không thể trở thành người giàu, nhưng biết cách lợi dụng nguồn nợ một cách khôn ngoan để thu được lợi ích, nhất định sẽ thu lại được nhiều hơn.
3. Dù trời có sập cũng phải giữ lại vốn
Nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư, tuyệt đối không được đụng tới tiền vốn, làm mất tiền vốn, nguyên tắc đầu tư thứ hai, nhất định phải kiên trì nguyên tắc 1.
Quan điểm: Giữ được vốn chính là đang kiếm tiền, mất vốn là mất tất cả.
4. Bí quyết đầu tư lãi kép
Lãi kép lãi suất kép tức là lãi chồng lên lãi, hay gọi kiểu Việt Nam là "lãi mẹ đẻ lãi con", đầu tư lãi kép là "bước đệm" đi tới thế giới của người giàu.
Quan điểm: thời gian là vàng bạc, khôn ngoan sử dụng đầu tư lãi kép, bỏ tiền ra mua "thời gian", áp dụng quy tắc "72" để làm giàu. Công thức 72 sẽ giúp chúng ta xác định 1 cách nhanh chóng xem chừng nào số vốn đầu tư của chúng ta sẽ được nhân đôi, tức là sinh lời 100%. Ví dụ như gửi tiết kiệm với mức lãi suất là 8%/ năm, lấy 72 chia cho 8 sẽ được 9. Số 9 chính là số năm bạn phải đợi chờ để tăng vốn đầu tư ban đầu lên gấp đôi.
5. Dựa vào "thường thức" đầu tư chứng khoán
Tìm kiếm sự bất biến trong dòng đời vạn biến, chính là "thường thức"(tri thức phổ thông, cơ bản nhất) giúp bạn kiếm được một số tiền lớn.
Quan điểm: "sức mạnh thường thức" là mấu chốt đầu tư thành công, đầu cơ chứng khoán và đầu cơ bất động sản có cùng một đặc điểm là kết hợp một cách hữu cơ giữa đầu tư phi tập trung và đầu tư tập trung, cổ phiếu nổi bật nên được giữ trong một thời gian dài.
6. Ác hơn đối thủ của mình
Thủ tướng Đức Bismarck, người theo đuổi chính sách cứng rắn, đã từng nói câu nói nổi tiếng: Một người đàn ông muốn trở nên mạnh mẽ, anh ta phải có hai tính cách phân cực, làm điều thiện với người tốt và làm điều ác với kẻ xấu, bạn phải ác hơn đối thủ hay những kẻ độc ác khác. Đây là triết lý sống của tôi."
Ngoài thực lực, bạn còn cần một con át chủ bài, quân át chủ bài này chính là mật khẩu giúp bạn mở cánh cửa thành công.
7. Không phải kẻ thích hợp sinh tồn mà là kẻ mạnh sinh tồn
Những người có quyền lực là những kẻ thống trị thế giới này. Vào thời điểm thích hợp, họ sẽ chiến thắng bằng cách "bùng nổ" và tự mình chống lại lý thuyết của kẻ mạnh.
8. Mưu cầu thành công
Có được kiến thức từ những nơi trông thấy được và có được trí tuệ từ những nơi không nhìn thấy, những tài năng như vậy mới có đủ tư cách để trở nên giàu có.
Quan điểm: Không ngừng theo đuổi sự giàu có, không ngừng học hỏi đầu tư vào quản lý tài chính, trong sách tự dưng sẽ có ngôi nhà vàng của riêng mình.
9. Xem sách là bạn
Tất cả các tỷ phú thời đại mới đều là những kẻ mọt sách. Đừng bao giờ lấy cớ rằng mình không có thời gian đọc sách.
10. Dùng tâm "kinh doanh" hôn nhân
Muốn trở thành người giàu, nhất định phải kết hôn với người mà mình yêu, một cuộc hôn nhân hạnh phúc là cơ sở nền tảng của thành công.
11. Tích lũy các mối quan hệ xã hội
Bất kể là ai, nếu chỉ dựa vào sức lực của bản thân, nhất định sẽ không thể trở thành người giàu.
Quan điểm: sức mạnh của quan hệ xã hội là điều không thể phủ nhận, nhưng các mối quan hệ xã hội cũng cần bạn phải dùng tâm để "kinh doanh".
12. Hành động lời nói noi gương người giàu
Trong trường hợp cần thiết, đừng tiếc tiêu tiền, nhưng dù có vậy, cũng phải tiêu dùng sao cho hợp lý.
Quan điểm: đừng vì hư vinh mà vì cần thiết, lúc cần tiêu tiền, tuyệt đối không được bủn xỉn, theo đuổi tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm và keo kiệt là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.





Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Công việc kinh doanh dập tắt ngọn lửa đam mê

Chỉ có trải nghiệm, va đập thật nhiều, chúng ta mới nhận ra đâu là công việc yêu thích và mục tiêu thật sự muốn hướng đến , điều ta lựa chọn cuối cùng hoàn toàn không liên quan, thậm chí đối lập với lĩnh vực yêu thích ban đầu. Đôi khi, đam mê thật sự xuất hiện trong những công việc ta "buộc" phải làm để duy trì cuộc sống



Hình ảnh 5 năm trước
                             


Khá nhiều các start-up thành công thường chỉ nói về nỗ lực bản thân hay cách mà đam mê dẫn lối, lảng tránh thực tế họ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ gia đình, cả về nền tảng tài chính cũng như mối quan hệ.


 

"Không gì là không thể", câu nói này vang lên nhiều lần ở các cuộc hội thảo đa cấp, với tác dụng như một phương pháp tự kỷ ám thị. Sự thật, có rất nhiều điều chúng ta không thể làm được trong đời.

Nếu ai đó bảo bạn hãy theo đuổi đam mê, và chỉ dừng ở đó, hãy cẩn thận, rất có thể họ đang dối bạn





Mọi thứ đều có giá của nó. Đam mê không ngoại lệ. Không ai nói cho ta nghe nên lựa chọn đam mê ra sao, theo đuổi bằng cách nào, phải lường trước những nguy cơ gì. Không ai nói với ta rằng có những lúc một lựa chọn sai, dù được bởi thúc đẩy bởi đam mê vô cùng đi nữa, cũng có thể mang đến hậu quả lớn.
Cố Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin từng nhận xét: "Một nửa sự thật là lời nói dối khủng khiếp nhất." Nếu ai đó bảo bạn hãy theo đuổi đam mê, và chỉ dừng ở đó, hãy cẩn thận, rất có thể họ đang dối bạn.

Chúng ta thường say sưa nghe - xem - đọc về các nhân vật đạt được thành tựu rực rỡ khi đi theo tiếng gọi đam mê. Tuy nhiên, ta quên mất rằng, những gì ta đang theo dõi chỉ là cái đỉnh rất nhỏ so với phần chìm của tảng băng. Phần chìm ấy thường không được quan tâm, bởi có gì hấp dẫn đâu ở những người thua cuộc. Ngay cả khi chúng ta muốn tìm hiểu, họ cũng sẽ im lặng. Trớ trêu thay, bài học từ những thất bại luôn hữu ích hơn so với ánh hào quang của chiến thắng.
Không hiếm những người quanh ta từng dành cả tuổi thanh xuân để theo đuổi đam mê. Thế nhưng thứ duy nhất đạt được chỉ là thất bại đi cùng thất vọng. Họ không lười biếng, thậm chí chăm chỉ gấp nhiều lần người khác, sẵn sàng dành cả cuối tuần hay các kỳ nghỉ để làm việc. Trong từng giai đoạn họ đều có kế hoạch với mục tiêu rõ ràng. Nhiều người trong số họ còn sở hữu tri thức lẫn kỹ năng vượt trội. Nhưng vì sao mãi mà họ không thể thành công?

Lý do đơn giản: Họ đã nhận diện sai đam mê.

Đây cũng là sai lầm mà rất nhiều người trẻ chúng ta mắc phải. Tình yêu chỉ có một, còn những cảm xúc na ná tình yêu thì rất nhiều. Đam mê cũng tương tự. Ta thường nhầm lẫn giữa sở thích với đam mê, giữa hứng thú nhất thời với khát vọng đường dài, giữa thứ người khác ưa chuộng và thứ ta thật sự khát khao. Những thứ này biểu hiện rất giống nhau nhưng giữa chúng luôn là một đại dương khoảng cách. Sở thích dễ đến và dễ đi, thường rất mãnh liệt trong một giai đoạn nhất định.

Trong thời đại Internet, thôi thúc của đam mê càng mạnh hơn với người trẻ. Đúng là luôn có những nhân vật truyền cảm hứng như Elon Musk với kế hoạch chinh phục không gian hay Steve Jobs với logo quả táo khiến máu ta bừng lên khi hoạch định tương lai... Nhưng, có bao nhiêu ước mơ tan vỡ để có được một câu chuyện thành công? Tỉ lệ chắc chắn không đủ lớn để mang đến sự lạc quan. Gần gũi hơn, nhìn sang bạn bè cùng lứa, các chia sẻ của họ là chất xúc tác khiến ta quyết tâm tìm lối đi riêng, bỏ ngoài tai khuyến cáo của người đi trước. "Không thành công thì ta cũng đã sống hết mình với tuổi trẻ". Một lời an ủi đẹp, nhưng rất có thể nó cũng khiến ta thuộc về phần chìm của tảng băng.

Làm việc với đam mê là một loại hạnh phúc đặc biệt. Nhưng, nếu đam mê gắn liền với nghề nghiệp và sự nghiệp, là nguồn sống chính yếu, thì rất cần tỉnh táo khi khởi hành cùng nó.

Sẽ là vô ích nếu ta lựa chọn một đam mê vượt quá khả năng hoặc quá ít cơ hội để đam mê ấy trở thành sự thực. Ta không thể trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp nếu mới chạy bộ vài trăm mét đã đi tìm bóng mát đứng thở. Ta chẳng thể trở thành ca sĩ nổi tiếng nếu giọng hát của ta có "quyền năng" giải tán đám đông. Ta cũng nên cân nhắc từ bỏ một vài mục tiêu như mua được nhà riêng trước tuổi 30, nếu kinh nghiệm thương trường và nguồn vốn cho đến lúc này vẫn xoay quanh ví tiền của bố mẹ…

Và quan trọng hơn nữa, ta nên tập trung cho câu hỏi cơ bản nhất: Lựa chọn đam mê như thế nào?

Ngày trước, bảng chỉ đường chỉ có mũi tên duy nhất là "Điều tôi thích", còn giờ đây chúng ta nên thêm vào các mũi tên khác, đó là "Điều tôi giỏi" và "Điều xã hội cần". Nếu cả ba mũi tên trùng khít nhau thì quá tuyệt, bởi chắc chắn ta sẽ có sự nghiệp lý tưởng cũng như nguồn cảm hứng sống bền bỉ. Tuy nhiên, xác suất này khá thấp, hiếm xảy ra. Vì thế, giống như trò chơi nhập vai, ta xác định rõ mình chỉ có một số điểm kỹ năng ở các cột nhất định, và mục tiêu là chọn ra một đam mê cân bằng nhất ở các cột ấy.








Vấn đề là các số điểm này không giống nhau ở tất cả mọi người. Thường thì khả năng của ta chỉ đủ đáp ứng nhiều nhất 1 cho đến 2 yếu tố, ở một mức độ nhất định. Nếu tập trung vào "Điều tôi thích", ta phải cân nhắc xem liệu mình có đủ tài năng và nỗ lực cao nhất dành cho nó? Liệu xã hội có nhu cầu tương thích với đam mê của ta, đủ để đáp ứng các nhu cầu mà ta sẽ có trong cuộc sống? Tương tự, nếu chọn "Điều tôi giỏi" hoặc "Điều xã hội cần", ta cũng phải xét đến cảm xúc bản thân, dự kiến những tác động biến đổi tâm lý về sau. Nếu không có cảm xúc mà đam mê mang lại, ta có thể kiếm được nhiều tiền, giàu có nhưng nhàm chán, như thế rất khó gắn bó với công việc lâu dài hay biến nó thành sự nghiệp của chính mình. Càng xem kỹ trò chơi nhập vai này, ta càng thấy vai trò quyết định của lý trí, chứ không phải cảm xúc, trong việc biến đam mê thành bạn đồng hành tích cực.

Đây chỉ là công thức cơ bản, giúp chúng ta hình dung phần nào cách thức lựa chọn. Cuộc sống tất nhiên đa dạng đa chiều, với vô vàn các biến số và yếu tố phụ, chẳng hạn điều kiện gia đình, môi trường sống và cả vận may. Nếu ta sinh ra đã ngậm thìa bạc, không bận tâm miếng cơm manh áo, dĩ nhiên ta có nhiều không gian để lựa chọn hơn. Khi ấy, yếu tố "Điều xã hội cần" có thể giảm xuống. Hoặc, nếu ta ở trong một môi trường có thể hỗ trợ hết mình cho đam mê, như trong gia đình có truyền thống nghệ thuật hay học thuật, thương trường hay chính trường, cán cân của ta cũng sẽ khác. Ta chỉ cần khởi động, sử dụng những lợi thế sẵn có để theo đuổi con đường mình chọn. Ngay cả khi vấp ngã cơ hội sửa sai cũng rộng mở. Khá nhiều các start-up thành công thường chỉ nói về nỗ lực bản thân hay cách mà đam mê dẫn lối, lảng tránh thực tế họ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ gia đình, cả về nền tảng tài chính cũng như mối quan hệ. Không sao cả. Nói về đam mê và hình ảnh triệu phú/ tỉ phú tự thân vẫn tự hào hơn hình ảnh chiếc thìa bạc hay cái bọc điều đã đi cùng họ từ lúc chào đời.

Nhưng, nếu ta không may mắn sở hữu những chiếc thìa bạc như thế, phải chăng liệu đừng dại dột theo đuổi đam mê?

Về cơ bản, người trẻ chúng ta luôn thay đổi trên bước đường trưởng thành, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhìn từ góc độ sinh học, tế bào trong cơ thể con người thay mới hoàn toàn trong khoảng thời gian 7 năm. Chúng ta hôm nay là con người mới, so với chính mình 7 năm trước. Tâm trí và cảm xúc cũng thay đổi. Một ban nhạc, một ngôi sao điện ảnh khiến ta mê mẩn ngày nào bỗng dưng không còn sức hút. Một tác phẩm văn học hay một bộ phim từng khiến ta thổn thức, giờ bình thường, thậm chí quá đỗi tầm thường. Đó là điều tự nhiên của quá trình phát triển. Tương tự, không có gì lạ nếu một niềm đam mê từng là mục tiêu cuộc đời bỗng bạc màu, thậm chí kỳ quặc, khi ta nhìn lại.

Vậy đam mê đích thực ẩn náu nơi đâu?

Rất nhiều người thành công trong mọi lĩnh vực cho biết, họ tìm thấy đam mê trong quá trình làm việc, chứ nó không phải là thứ có trước dẫn dắt họ.

Đam mê nên là một kho báu tìm ra trên con đường ta đi, hơn là phần thưởng được hứa hẹn. Chỉ có trải nghiệm, va đập thật nhiều, chúng ta mới nhận ra đâu là công việc yêu thích và mục tiêu thật sự muốn hướng đến. Không hiếm trường hợp, điều ta lựa chọn cuối cùng hoàn toàn không liên quan, thậm chí đối lập với lĩnh vực yêu thích ban đầu. Đôi khi, đam mê thật sự xuất hiện trong những công việc ta "buộc" phải làm để duy trì cuộc sống.

Cố thủ với một đam mê bất biến có thể là điều nguy hiểm. Nó hình thành bức tường ngăn cản sự thích nghi - kỹ năng quan trọng bậc nhất của thời đại kỹ thuật số. Nếu ta khăng khăng với một niềm đam mê định sẵn, ta có thể đang bỏ qua những cơ hội khác, những môi trường khác, những kiến thức khác, để làm giàu và phát triển cho bản thân.

Không bao giờ là thừa khi ta dành thời gian lắng lòng, xem lại chặng đường đã qua, nhìn sâu vào chính bản thân mình, từ đó xác định lại và xóa tan những ảo mộng về đam mê. Tri thức là con mắt của đam mê. Lý trí giúp ta thấu đáo hành trình sắp sửa dấn thân vào. Dĩ nhiên, không có điều gì hoàn toàn chắc chắn, nhưng càng hiểu rõ về lựa chọn của mình bao nhiêu, nguy cơ thất bại sẽ giảm thiểu bấy nhiêu.

Đam mê vẫn và sẽ luôn là động lực cũng như đích đến lớn nhất của tuổi trẻ. Triết gia Mỹ Ralph Waldo Emerson từng nói: "Đam mê tạo tác thế giới của tuổi trẻ. Nó khiến mọi thứ trở nên sống động và đáng giá". Không có các cung bậc cảm xúc tuyệt diệu đam mê mang lại, tuổi trẻ khác gì hoang mạc khô cằn.

Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ. Hãy đón nhận những đặc quyền tuổi trẻ. Thế nhưng, khi tận hưởng đặc quyền bay bổng ước mơ và quỹ thời gian còn dài rộng để được phép khờ dại, ở các thời khắc then chốt, ta vẫn cần bớt đi cảm tính, sử dụng lý trí, lắng nghe chung quanh và chính mình nhiều hơn.

Các nguồn thông tin, cơ sở khoa học, số liệu thống kê… bất kì điều gì giúp ta xác định đam mê, giúp định hình con đường, giúp ta sẵn sàng cho những thác ghềnh phía trước đều phải được tận dụng. Vì chắc chắn, chẳng có con đường nào dễ dàng, chẳng có vốn sống quý giá nào đạt được mà không phải trả giá.

Và như thế, ta lên đường, cùng lời nhắc của Benjamin Frankin: "Nếu đam mê chở bạn, hãy để lý trí cầm cương."










x

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Người từng giàu nhất châu Á đúc kết

Người từng giàu nhất châu Á đúc kết: Lúc có tiền, không kết giao 5 loại bạn; lúc hết tiền không cầu cạnh 5 loại người

Con người sống trên đời, bất luận có hay không có tiền, cũng đều phải học cách nhìn người, học cách nhìn thấu lòng người, đừng tùy tiện kết giao bạn bè, cũng đừng tùy tiện đi cầu xin người người khác.

Con người lúc có tiền, ai cũng muốn gần, muốn tiêu tiền của bạn, ăn cơm của bạn.
Con người lúc không có tiền, ai cũng tránh xã, khổ của bản thân tự mình ngồi gặm nhấm.
Có tiền, người khác đợi bạn để được nói chuyện,
Không tiền, lời nói không có một chút trọng lực, thậm chí còn không đủ tư cách để nói chuyện với người khác.
Có tiền, làm chuyện gì cũng đều có lý,
Không tiền, làm chuyện gì cũng đều là phí công vô ích.
Có tiền rồi, có thể ngồi đó bàn về lý tường,
Không có tiền, bàn về lý tưởng, chỉ thêm bị mọi người cười chê.
Con người sống trên đời, bất luận có hay không có tiền, cũng đều phải học cách nhìn người, học cách nhìn thấu lòng người, đừng tùy tiện kết giao bạn bè, cũng đừng tùy tiện đi cầu xin người người khác.
Vương Kiện Lâm là tỷ phú người Trung Quốc, chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Vạn Đạt cùng hệ thống rạp chiếu phim AMC rộng nhất thế giới. Ông cũng nắm giữ 20% cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Atlético Madrid và là người giàu nhất châu Á cho đến hết năm 2016. Trong quan điểm của ông, khi có tiền không nên kết giao 5 loại bạn, lúc hết tiền cũng đừng nên cầu xin 5 loại người.

Lúc có tiền, không kết giao 5 loại bạn

1. Lúc có tiền, không kết bạn với loại người bất trung bất hiếu
Một người, đến cha mẹ của mình còn không hiếu thuận vậy thì làm sao họ có thể trung thành với bạn? Họ chẳng qua là chỉ trung thành với túi tiền của bạn, muốn được hưởng lợi lộ từ bạn mà thôi.
2. Lúc có tiền, không kết giao với loại người năng ăn lười làm
Người như vậy xác định sẽ chẳng bao giờ có tiền đồ, lại càng không chân thành gì với bạn cho cam, có kết bạn với bạn cũng chỉ vì họ muốn bạn cho họ ăn ngon mặc đẹp, để họ càng có nhiều lí do để lười biếng hơn.
3. Lúc có tiền, không kết giao với loại người không giữ chữ tín
Làm người, điều quan trọng nhất là thành tín, cho kiểu người chỉ giỏi nói mà không biết giữ lời này vay tiền thì bạn cũng đừng mơ tới ngày được trả lại.
4. Lúc có tiền, không kết giao với kiểu người ăn cháo đá bát
Kiểu người này nên bị tất cả mọi người tránh xa. Nếu bạn có chút tiền, kiểu người này sẽ lợi dụng bạn, sau khi đạt được mục đích của mình rồi, họ ngay lập tức sẽ phủi mông bước đi, họ còn chưa dìm bạn thảm hơn là còn may!
5. Lúc có tiền, không kết giao với loại người quá tâm cơ
Kiểu người này, trước mặt thì xởi lởi, nịnh nọt bạn, nhưng không ai biết phía sau lưng bạn, họ nghĩ cái gì, định làm điều gì, kiểu người này sẽ chỉ lợi dụng bạn để thành toàn cho chính họ.

Lúc không có tiền, không cầu xin 5 loại người

1. Lúc không có tiền, không cầu người chế nhạo mình
Con người sống trên đời phải có lòng tự trọng, người khác chế nhạo bạn tức là coi thường bạn, vậy thì bạn việc gì phải hạ mình khổ sở cầu cạnh, tự làm khó bản thân?
2. Lúc không có tiền, không cầu xin người không cảm thông cho mình
Thế gian này, người có thể thực sự hiểu bạn không có nhiều, nếu người khác đã không hiểu, vậy thì đừng đi cầu cạnh làm gì, đôi khi còn khiến họ hiểu lầm bạn hơn.
3. Lúc không có tiền, không cầu người có tiền
Con người, một khi có tiền là sẽ có "thân phận", bạn đi cầu xin họ, chưa chắc đã có thể đổi lấy sự đồng tình. Gặp lúc khó khăn, tự mình giúp mình vẫn là tốt nhất.
4. Lúc không có tiền, không cầu kiểu người bèo nước gặp nhau
Nếu đã là bèo nước gặp nhau, bạn cầu xin họ, họ hoàn toàn có quyền cự tuyệt bạn, vậy thì cớ gì phải đẩy mình vào tình huống khó xử như vậy, chi bằng đừng cầu.
5. Lúc không có tiền, đừng cầu người có địa vị
Khi người khác có chút địa vị, bạn đi cầu xin họ, vậy chẳng khác nào bảo họ bạn chẳng có chút tôn nghiêm nào, một người, tiền có thể không có nhưng nhất định phải có lòng tự trọng.

Hành trình Đông Dương bị đầu độc bằng thuốc phiện

Năm 1869, Thời báo Sài Gòn thậm chí còn tiết lộ: “Sứ mệnh chủ yếu của nước Pháp không phải là tự mình đầu độc dân chúng, mà để việc này cho kẻ khác làm, kẻ khác ở đây chính là những nhà thầu thuốc phiện” .

Thuốc phiện là hiện tượng được biết đến ở Châu Á ngay từ thế kỷ XVIII nhờ bức ảnh lưu truyền rộng rãi mang tên “thói xấu Trung Hoa”. Thuốc phiện xuất hiện ở Đông Dương từ khá sớm nhưng chỉ thực sự nở rộ khi vùng đất này trở thành thuộc địa Pháp. Năm 1862, để đảm bảo nguồn thu ổn định, Phó Đô đốc Bonard đã quyết định đánh thuế thuốc phiện để trang trải kinh phí ăn ở của quân đội Pháp tại Đông Dương. Và các công ty thương mại đã tham gia kinh doanh mặt hàng gây nghiện này ngay từ khi chính quyền cho phép. Đó cũng chính là điểm khởi đầu trong chuyến phiêu lưu của thuốc phiện ở Đông Dương.
Trong số rất nhiều công trình nghiên cứu và tác phẩm đã xuất bản về thuốc phiện, có một ấn phẩm đặc biệt thu hút sự chú ý của chúng tôi do đã làm rõ những khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị trong quan hệ giữa thuốc phiện và sự hiện diện của người Pháp ở Đông Dương. Đó là cuốn sách “Commerce et colonisation en Indochine 1860 – 1945” (Thương mại và công cuộc khai thác thuộc địa tại Đông Dương 1860 - 1945) của tác giả Kham Voraphet, Nhà xuất bản Les Indes Savantes, Paris 2004.
Thuốc phiện ở Đông Dương và luận điệu của người Pháp
Trước năm 1860, thuốc phiện ở Việt Nam bị cấm ngặt, người vi phạm có thể bị án tử. Dưới triều Minh Mạng và Tự Đức, nhiều chỉ dụ cấm thuốc phiện được ban hành tới toàn bộ dân chúng . Ở Cao Miên, việc tiêu thụ thuốc phiện không được coi trọng. Các khoản thu đều trực tiếp nộp vào quốc khố .
Hồi ký của người Pháp đầu cuộc chinh phục thuộc địa Đông Dương không thấy nói nhiều về thuốc phiện. E.Aymonier không đề cập đến thuốc phiện trong báo cáo của mình về chuyến công tác Nam Kỳ, Cao Miên, Lào, Trung Kỳ từ tháng 1.1882 đến tháng 9.1885 . Lúc bấy giờ, thuốc phiện chỉ là hàng tiêu dùng của rất ít người: Thương nhân giàu có, điền chủ lớn và quan lại người Việt, hoàng tử và hoàng thân Cao Miên.
Chúng ta đều biết rằng, trước khi có sự hiện diện của người Pháp ở Đông Dương, thuốc phiện chỉ là thứ yếu, nhưng từ năm 1862, nó đã trở thành tệ nạn xã hội, thâm nhập vào mọi tầng lớp từ người giàu đến người nghèo.
Theo dòng thời gian, người Âu cũng hút thuốc phiện. Con số người Âu hút thuốc phiện không nhiều nhưng đó là nỗi lo của chính quyền thuộc địa và báo chí, họ không từ cơ hội nào để tố giác tệ nạn này, nhằm bảo vệ đồng bào của mình. Năm 1891, một bài báo trên nhật báo Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) tố cáo tình trạng nghiện ngập của người Âu ở vùng này như sau: “Tỉ lệ người nghiện hiện nay đã ở mức đáng sợ và chúng ta chỉ còn cách rung lên hồi chuông báo động thật lớn... Tình hình hiện nay quá nghiêm trọng; các tỉnh thành hỗn loạn của chúng ta không thể được chỉ đạo từ chiếc giường hút thuốc phiện và trong làn khói toả ra từ những tẩu thuốc được tiêm dưới tay bọn cu ly”.
Một nhật báo năm 1886 miêu tả tiệm hút ở Chợ Lớn và hậu quả của việc lạm dụng loại ma tuý này: “Ở thuộc địa này, các tiệm hút thuốc phiện là những công sở do người Hoa điều hành và được cấp thẻ môn bài đặc biệt. Các công sở được cảnh sát địa phương giám sát chặt chẽ... Phụ nữ và người Âu không được ra vào nơi này... Người hút thuốc cuối cùng sẽ đạt đến cảnh giới mà tinh thần của họ được giải phóng hoàn toàn khỏi những khổ não trần thế và chìm dần vào trạng thái lâng lâng và đê mê lạ lẫm và khoan khoái. Lạm dụng thuốc phiện về lâu về dài sẽ tàn phá cơ thể. Người hút thuốc phiện thâm căn cố đế sẽ sút cân nhanh chóng, cơ thể khô đét lại, và sở hữu tướng mạo đặc biệt rất dễ nhận biết dù ở khoảng cách rất xa. Nếu lạm dụng thuốc phiện quá lâu, thường cái chết là điều không tránh khỏi” .

Có thể nói, thuốc phiện có vị trí quan trọng trong đời sống Đông Dương là “nhờ” người Pháp. Vì chính quyền thuộc địa lựa chọn kiểm soát toàn bộ hệ thống đấu thầu và sau này là độc quyền thuốc phiện, thể chế hoá việc tiêu thụ mặt hàng này. Hút thuốc phiện cũng phải đóng thuế như uống rượu, nhất là khi thuế và lợi nhuận từ việc này đều cung cấp cho nguồn thu của thuộc địa.
Điều phải bàn là khía cạnh đạo đức của hiện tượng này. Chính quyền thuộc địa cũng như Bộ Thuộc địa đã đưa ra các luận điệu để bảo vệ chính sách độc quyền ở Đông Dương, bất chấp các chiến dịch quốc tế .
Để đề cao ý thức của chính quyền thuộc địa, năm 1864, tờ Le courrier de Saigon (Thời báo Sài Gòn), nhấn mạnh khía cạnh “đạo đức” của thuế thuốc phiện: Trong sự nghiệp khai hoá, chính quyền đã hạn chế tiêu thụ thuốc phiện bằng cách đánh thuế thật cao. Cũng theo nhật báo này, thuốc phiện đã được sử dụng ở thuộc địa từ rất lâu trước khi người Pháp đặt chân tới đây: “Nước Pháp không đến xứ này để buộc dân chúng tự đầu độc, nước Pháp đã thấy thuốc phiện lan tràn ở mọi tầng lớp dân cư từ trước đó” . Đây cũng là luận điệu của các nhà ngoại giao người Anh trước đó 30 năm, trước đại diện của hoàng đế Trung Hoa ở Quảng Đông, Lâm Tắc Từ .
Năm 1869, Thời báo Sài Gòn thậm chí còn tiết lộ: “Sứ mệnh chủ yếu của nước Pháp không phải là tự mình đầu độc dân chúng, mà để việc này cho kẻ khác làm, kẻ khác ở đây chính là những nhà thầu thuốc phiện” .
Trước năm 1882, chính quyền thuộc địa vẫn theo đuổi nguyên tắc minh bạch và thận trọng để không xúc phạm công luận. Bao quanh chính quyền phải là hình ảnh nhà ngoại giao thận trọng, tôn trọng và uy tín. Để đạt được mục đích này, chính quyền phải từ bỏ việc “tự mình đi bán rong thuốc phiện” .
Lập trường của chính quyền Pháp về vấn đề thuốc phiện trong suốt thời kỳ thuộc địa thường xuyên đi ngược lại với tinh thần cộng hoà và tinh thần của công ước quốc tế về thuốc phiện. Về vấn đề này, C.Descours-Gatin viết: “Xuất hiện mâu thuẫn lớn và thường trực ở nơi các quan cai trị người Pháp tại Đông Dương: Dung hoà nhu cầu thu lợi nhuận lớn bằng cách khuyến khích tiêu thụ thuốc phiện và mong muốn không bị công chúng nhìn nhận như một kẻ đầu độc” .
Đóng góp của thuốc phiện vào ngân sách liên bang Đông Dương
Ngay sau khi người Pháp đặt chân đến Nam Kỳ, năm 1861, một nửa doanh thu của thuộc địa đến từ hoạt động buôn bán thuốc phiện, cụ thể là 151.000/290.000 phơ-răng .
Để bổ sung vào phần ngân sách ít ỏi do chính quốc trợ cấp, chính quyền quyết định dùng kinh phí thu được từ độc quyền thuốc phiện để chi trả cho các khoản ở Bắc Kỳ. Năm 1883, hoàng đế An Nam đã nhượng cho Pháp độc quyền ở Bắc Kỳ và bảo lưu độc quyền này ở Trung Kỳ cho đến năm 1889. Thu nhập từ 13 tỉnh Trung Bắc Kỳ trước khi Pháp nắm giữ độc quyền thuốc phiện là 770.000 phơ-răng (tương đương 2.107.800 euro năm 2003), lượng hàng tiêu thụ hằng năm ước tính đạt 15 tấn .
Theo C.Descours-Gatin, trong những năm 1861-1871, thuốc phiện đóng góp khoảng 1/2 tổng doanh thu ngân sách Nam Kỳ và 3/4 tổng thuế gián thu. Nhưng từ năm 1872, do xuất hiện việc đấu thầu rượu gạo và đánh thuế xuất khẩu gạo, vai trò của thuốc phiện giảm dần, đến năm 1879, chỉ còn chiếm 20% tổng doanh thu và 50% thuế gián thu . Theo D.Niollet, năm 1882, nguồn thu từ thuốc phiện chiếm 25% tổng doanh thu của Công quản Nam Kỳ, tăng lên 30% vào năm 1883 và 34% vào năm 1884. Năm 1887, cùng với chế độ thuế quan mới, nhiều nguồn thu mới từ thuế vào ngân sách đã làm giảm tỉ lệ đóng góp của thuốc phiện xuống còn 20 đến 25% . Từ đó, ngân sách thuộc địa ổn định hơn và không quá phụ thuộc vào một sản phẩm duy nhất như trước nữa.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong các năm 1887 - 1897, đóng góp của thuốc phiện vào ngân sách Trung Kỳ và Bắc Kỳ chỉ đạt 15% tổng doanh thu. Nguyên nhân của tỉ suất này là do Bắc Kỳ áp dụng chế độ độc quyền khá muộn còn ở Trung Kỳ, thuế thuốc phiện chỉ được nộp vào ngân sách thuộc địa kể từ ngày 15.10.1899.
Năm 1899, ước tính nguồn thu từ kinh doanh thuốc phiện đóng góp vào ngân sách Nam Kỳ là 10.025.000 
phơ-răng (tương đương 26,9 triệu euro năm 2003), Bắc Kỳ là 866.000 phơ-răng (2,4 triệu euro năm 2003) và Trung Kỳ là 250.000 đồng Đông Dương (2,33 triệu euro năm 2003).
Cũng theo C.Descours-Gatin, trong các năm 1899-1914, thuốc phiện vẫn là một trong những nguồn thu lớn của ngân sách liên bang với tỉ lệ 25%, chí ít là đến năm 1906. Trong những năm 1907-1913, thuốc phiện chỉ chiếm 21%, do chiến dịch quốc tế chống thuốc phiện buộc Chính phủ Pháp phải cam kết giảm tiêu thụ thuốc phiện ở Đông Dương.
Ph.Le Failler cảnh báo rằng hệ thống Doumer dù đảm bảo tự chủ về mặt tài chính cho Đông Dương bằng nguồn thu từ thuốc phiện nhưng không thể tồn tại lâu dài. Hệ thống này bắt đầu suy giảm từ năm 1931, vì nguồn thu từ thuốc phiện không đủ để hoàn trả công trái ở thuộc địa. Điển hình là năm 1937, một mặt do khủng hoảng kinh tế 1931-1934, mặt khác do nguồn thu từ thuốc phiện giảm, không đủ để trả nợ (7 triệu đồng Đông Dương thu về so với 13 triệu đồng phải thanh toán) .
Những điều được rút ra từ quá trình nghiên cứu của Kham Voraphet cho chúng ta tiếp cận với vấn đề thuốc phiện ở Đông Dương thời Pháp thuộc ở một góc độ khác. Bên cạnh đó, sự nhìn nhận, đánh giá khách quan của một học giả nước ngoài càng làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về chính sách thâm độc của thực dân Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Dấu hiệu cảnh báo bạn sẽ thất bại trong kinh doanh, đặc biệt mắc bẫy "tư duy khan hiếm" mà không hề hay biết!

Những thất bại trong kinh doanh thực ra đều có dấu hiện từ trước. Chỉ là do bạn không nhìn ra hoặc không hiểu được vấn đề đó. Hãy tỉnh táo trước khi quá muộn!

Kinh doanh là một trong những "nấc thang" giúp nhiều người đổi đời, chuyển hóa số mệnh. Nhưng kinh doanh THÀNH hay BẠI nó lại là dấu hỏi lớn với mỗi nhà kinh doanh. 
Tôi từng gặp không ít người thông minh thất bại trong kinh doanh.
Tôi từng gặp không ít kẻ khù khờ thất bại trong kinh doanh.
Tôi cũng gặp không ít người coi kinh doanh như một trò chơi đỏ đen, may rủi.
Dưới đây là 7 dấu hiệu thất bại trong kinh doanh. Chúng đều có những tín hiệu báo trước, chỉ là do bạn không nhìn ra hoặc không hiểu được vấn đề đó. 

1. Bạn sợ, không dám đối mặt với rủi ro

Người đồng sáng lập của Uptima Business Bootcamp – ông Rani Langer Croager đã chia sẻ: "Thành lập và phát triển một doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng lượng". Bạn sẽ dễ dàng gặp những rủi ro hoặc trở ngại như: Rào cản ngoài dự kiến, cạn vốn, cho tới mất động lực tăng trưởng.
Đấy là trong môi trường doanh nghiệp. Nếu kinh doanh nhỏ lẻ bạn sẽ gặp hàng tá những thứ rắc rối trời ơi đất hỡi kiểu như hàng xóm "tốt bụng", đối thủ chơi xấu, nguồn hàng trục trặc, cho đến việc bị khách hàng than phiền, chê trách.
Chưa hết, bạn phải đối mặt với việc bán hàng, marketing, Ads đã chạy chưa, tại sao lượt tiếp cận ít vậy? Rồi thì mưa gió bão bùng, trending khổng lồ hút hết mất khách, v.v…
Bản chất của kinh doanh là rủi ro. Nếu bạn sợ hãi không dám đối mặt với những rủi ro, đó là dấu hiệu rõ ràng bạn sẽ thất bại trong kinh doanh.

2. "Tư duy khan hiếm"

Tư duy khan hiếm là những người luôn nghĩ rằng "cơ hội cho mình đã hết từ 1000 năm trước."
Ngay cả khi Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ để kinh doanh như hiện nay. Họ vẫn nghĩ rằng phải ở một phương trời tây xa xăm nào đó mới có cơ hội cho mình.
Thật ngớ ngẩn! Đất lên giá khi chưa thành hình, muốn mua căn hộ rẻ hơn thì phải mua trên giấy, muốn kinh doanh dễ dàng, đó phải là thị trường chưa được ai khai phá.
Nhưng người tư duy khan hiếm thì trong trường hợp nào họ cũng nghĩ không còn cơ hội. Như ông cha ta vẫn dạy: "Chưa làm mà đã nghĩ tới thất bại thì chỉ có thất bại."
Nếu bạn đang có tư duy như trên thì nhất định không được tham gia vào việc kinh doanh bởi chờ đón bạn trước mắt có thất bại mà th

3. Cần lợi nhuận gấp

Đừng bao giờ coi kinh doanh hay đầu tư là nguồn để tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Một căn hộ giá rẻ cũng phải mất đến cả tháng, qua đủ các kênh bất động sản mới tìm được chủ nhân mới. Đầu tư cổ phiếu cũng vậy, đâu phải chơi bit coin mà nay mua mai bán?
Kinh doanh hay đầu tư nó đều là 1 quá trình dài. Theo thống kê của Small Business Trends, chỉ có khoảng 40% những startup có lợi nhuận ngay từ những năm đầu tiên.
"Success takes time!" Nếu kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận gấp? Đó là dấu hiệu bạn sẽ thất bại thảm hại trong kinh doanh.

4. Mù mờ số liệu trong kinh doanh

"Công ty em doanh thu 1 tháng làm được bao nhiêu?"
"Dạ 500 triệu anh ạ."
"Cao phết nhỉ. Vậy chi phí marketing 1 tháng bao nhiêu?"
"Dạ 400 triệu."
"Tiền mặt bằng và nhân viên bao nhiêu?"
"Dạ 120 triệu."
"Vậy em lỗ bao nhiêu tiền 1 tháng?"
"Vâng, em đến đây để chào bán công ty."
Bạn kiếm được bao nhiêu tiền KHÔNG QUAN TRỌNG bằng việc bạn cầm về được bao nhiêu sau khi trả hết tất thảy các chi phí.
"Tại sao sếp lại quan tâm đến kế toán hơn em? Em là sale, em là người trực tiếp đem tiền về cho công ty cơ mà."
"Em thông cảm. Không có kế toán anh chỉ còn nước lấy lá mít mà trả lương cho em."
Thất bại trong kinh doanh sẽ xảy ra nếu bạn không hiểu được vấn đề tài chính và không nắm được dòng tiền của công ty mình. Nếu kinh doanh nhỏ lẻ, hãy là người kế toán xuất sắc nhất mình có thể trở thành.

5. Thiếu kế hoạch kinh doanh rõ ràng và lâu dài

Mục tiêu của năm là gì?
Mục tiêu của tháng là gì?
Doanh thu 6 tháng tới là bao nhiêu?
Giờ này năm sau công ty có bao nhiêu nhân viên?
Lập một kế hoạch lâu dài là khi bạn đang đi trên con đường mình định ra. Kế hoạch tốt sẽ là kế hoạch bao gồm những phương án xử lý khi gặp rủi ro và biến động của thị trường. Sở hữu kế hoạch tốt sẽ giúp bạn tăng tính phòng thủ và trụ lại lâu dài hơn.
Langer-Croager khuyên rằng: "Nếu đang chuẩn bị thành lập một công ty, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường và xây dựng một kế hoạch kinh doanh". Mọi hoạt động và quyết định đều cần phải tuân theo kế hoạch này một cách cách hợp lý nhất.

6. Chưa thử nghiệm ý tưởng kinh doanh

Trước khi ra mắt cuốn sách 4 hour workweek, Tim Ferriss đã dùng một phương pháp rất hay. Đó là ông ta chạy Google Ads cho tất cả tiêu đề sách mà mình nghĩ ra trong đầu.
Rồi sau cùng cái tên 4 hour workweek được click nhiều nhất. Khi sách ra mắt. Bởi vì ý tưởng đã được thực nghiệm, thế nên sách cứ thế bán chạy vèo vèo lên top seller.
Trong quá trình kinh doanh sẽ có những ý tưởng và sản phẩm nghe có vẻ hiệu quả nhưng thực tế lại KHÔNG CÓ THỊ TRƯỜNG. Đây chính là một trong những lý do khiến cho nhiều startup và business chết yểu.
Bạn phải thử nghiệm thị trường và nghiên cứu kỹ để thấy được nhu cầu thực sự. Bởi rất có thể bạn đang tốn nhiều thời gian và công sức chỉ để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mà KHÔNG AI CẦN TỚI!

7. Không tự lực cánh sinh

Người Nhật có câu "Thương trường như chiến trường." Đây không phải nơi để bạn cười mỉm vài cái rồi cầm tiền như làm mẫu ảnh. Đây là nơi để bạn lăn lộn, đổ mồ hôi, và tồn tại!
Thế nên chẳng ai giúp được bạn đâu. Bạn bè hiểu chuyện đấy, nhưng ai cho bạn vay tiền khi thất bại? Bố mẹ thông cảm đấy, nhưng có dám đưa tiền cho bạn kinh doanh lần 2 không? Đối tác gần gũi đấy, nhưng rồi sẽ trở nên xa cách khi doanh nghiệp bạn yếu dần.
Không ai đứng ra để lo cho bạn cả. Một ngày tôi ở trong xó nhà và nhận ra điều có vẻ tệ hại này. Tự lực cánh sinh là con đường duy nhất để bạn tồn tại trong kinh doanh.
Trong khi nếu vừa kinh doanh vừa dựa dẫm, bạn sẽ chẳng thể hiểu được bản chất thực sự của công việc này là gì. Bạn chẳng thể hiểu nổi ý nghĩa công việc bạn đang phát triển. Bạn chẳng thể hiểu lý do mình đến với thị trường này là gì.
Đó là 7 dấu hiệu bạn sẽ thất bại trong kinh doanh. Thực ra thất bại hay không đã có biểu hiện từ trước. Có điều nếu không nhận ra, bạn sẽ đi vào ngõ cụt, công việc kinh doanh của bạn càng ngày càng tệ hại hơn. Hãy mạnh dạn đánh giá và nhìn nhận khách quan hơn về công việc kinh doanh mà mình đang theo đuổi để mỗi quyết định đưa ra là sáng suốt và chuẩn xác!
Copy


Chiều ly biệt

Tráng sĩ bước chầm chậm
Ly biệt một chiều mưa
Ngoảnh đầu trông cảnh cũ
Chỉ thấy khói mây mờ
Xác xơ hoa rụng hết
Mây đục khuất ánh chiều
Thảng thốt chim kêu vội
Bước mòn lối cô liêu.



Cố nhân về cố quận
Tin nhà vẫn đợi mong
Tuyết sương ôi mấy độ!
Gắng vững chí bền lòng
Ngày sau chí lớn thỏa vẫy vùng
Giữa trời tái ngộ hát ca cùng
Gió mưa một trận, mưa một trận…
Sen ngát hương lành phút vui chung.
Văn Nhược

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Nhà tranh vách đất

Nhà tranh vách đất hiện nay không còn nhiều. Nhiều vùng nông thôn vắng bóng nhà tranh. Sau này mấy ai còn được biết cái nhà tranh vách đất là gì ? 
Bây giờ những mái nhà tranh chỉ còn hiện diện trong tranh, ảnh. Cũng có vài bộ phim Việt dựng lại bối cảnh xưa những ai đã từng sống trong những mái nhà tranh


Nhà tranh mà dân gian thường gọi là "nhà tranh vách đất" là những ngôi nhà mà số đông người Việt ăn ở, sinh sống từ thời xa xưa. Thời gian đó, loại hình-trúc dân-gian này không những có ở hầu khắp các vùng nông thôn Việt-Nam, là mái ấm che nắng, che mưa cho hầu hết người nông dân Việt ở những vùng nông thôn nghèo khó; ngay ổ vùng đất giáp ranh kinh kỳ hay một số nơi ở kinh-kỳ thì mái tranh cũng là nơi cư ngụ của những người lao động, những người thợ thủ công...

      Tuy chỉ là những "mái tranh vách đất" nhưng nhiều ngôi nhà tranh rất đẹp, không xa hoa nhưng rất thanh-lịch, không lầu các nguy nga nhưng lại tạo ra một không gian ấm cúng đến kỳ lạ. 









Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .