Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

4 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN



CÂU CHUYỆN 1: CHIẾC RÌU
Có 1 chàng trai trẻ đến gặp quản đốc của một nhóm thợ đốn gỗ để xin việc. Người quản đốc chỉ vào một cái cây to và bảo anh ta hãy đốn thử xem mất bao lâu. Chàng thanh niên đã không mất nhiều thời gian đốn đổ cái cây đó một cách thiện nghệ.
Rất ấn tượng trước tay nghề khéo léo của anh, người quản đốc quyết định nhận anh vào làm “Tốt lắm, hãy bắt đầu đi làm từ Thứ Hai tới”.
10363734-10152440892457733-5961193799235561281-n-1400756876146-crop1400756906900p
Thứ Hai. Thứ Ba. Rồi Thứ Tư trôi qua, ngày ngày chàng trai đều chăm chỉ làm việc. Đến chiều ngày Thứ Năm, bổng quản đốc tới và cho chàng trai trẻ xem bảng xếp hạng:
“Chàng trai, năng suất làm việc của cậu đã tụt lùi so với những người khác. Tổng kết từ đầu tuần cho thấy cậu đã rơi từ vị trí đứng đầu hôm Thứ Hai xuống vị trí bét bảng cho đến hết ngày hôm nay.”
Chàng trai trẻ bất bình lên tiếng:
“Nhưng tôi đã rất chăm chỉ làm việc. Tôi luôn là người đến đâu tiên và là người ra về cuối cùng, thậm chí tôi còn không cả có thời gian uống nước!”
Người quản đốc gật đầu nói:
“Phải công nhận cậu là công nhân cần cù nhất ở đây, nhưng đã bao lâu rồi cậu chưa mài chiếc rìu của mình?”
Chàng trai thật thà thừa nhận:
“Từ đầu tuần tới giờ thì chưa lần nào. Tôi mải làm việc quá nên không có thời gian để mài rìu.”
+++
Bài học: Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy. Chăm chỉ không có gì là xấu, nhưng đôi khi cần có một khoảng ngừng để “mài sắc chiếc rìu”, làm mới bản thân thông qua việc tự học tập và rèn luyện. Bỏ qua việc này, chúng ta sẽ nhanh chóng bì “cùn” đi, và mất dần đi khả năng làm việc hiệu quả của mình.
CHUYỆN THỨ 2: BÁN ỚT
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.
Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: “Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!” Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!” Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói… Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
image_1618-0cfba
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?” Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?” Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”. Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”. Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.
+++
Bài học:
 Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là…
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào.
Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”.
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
CHUYỆN THỨ 3: ĐỒNG XU
Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói:
“Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua.”
dongxu-size-nho
Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.
Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng:
“Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được.”
“Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta.”
Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem.
Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp!
+++
Bài học: Không bao giờ có cái được gọi là số phận hay định mệnh, chúng ta mỗi người chính là người vẽ ra con đường cho chính mình. Bởi vậy mỗi khi đối diện với gian lao hãy luôn hi vọng và tin vào chính mình để có động lực để bứt phá.
CHUYỆN THỨ 4: CỪU – SÓI – SƯ TỬ
Thượng đế đã an bài cho hai bầy cừu sống trên thảo nguyên, một bầy sống ở phía Nam, một bầy sống ở phía Bắc.
Thượng đế còn cho hai bầy cừu tự tìm kiếm hai loại kẻ thù tự nhiên (thiên địch) – một là sư tử, một nữa là sói.
Thượng đế nói với bầy cừu rằng:
“Nếu như các ngươi chọn sói thì ta sẽ cấp cho các ngươi một con và nó có thể tùy ý cắn giết các ngươi. Còn nếu như các ngươi chọn sư tử thì sẽ cấp cho các ngươi hai con, các ngươi có quyền lựa chọn sống cùng một con trong chúng và tùy thời điểm mà hoán đổi”.
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện này là: Nếu như là bạn, thì bạn sẽ chọn sói hay chọn sư tử?
Rất dễ dàng để lựa chọn phải không nào?
Lựa chọn xong rồi, bạn hãy nhớ kỹ lựa chọn của mình và đọc tiếp.
Bầy cừu ở phía Nam nghĩ rằng, sư tử thì hung mãnh hơn sói rất nhiều, hay là chúng ta chọn sói đi! Thế là, chúng chọn một con sói.
timthumb
Bầy cừu ở phía Bắc nghĩ rằng, mặc dù sư tử hung mãnh hơn sói rất nhiều, nhưng chúng ta lại có quyền được lựa chọn, hay là chúng ta chọn sư tử đi! Thế là chúng chọn hai con sư tử.
Ở phía Nam, sau khi sói tiến vào bầy cừu, nó liền bắt đầu ăn thịt chúng.
Thân thể sói nhỏ, sức ăn cũng nhỏ, cho nên một con cừu cũng đủ cho nó ăn mấy ngày. Và như thế, bầy cừu vài ngày mới bị truy đuổi một lần.
Bầy cừu ở phía Bắc chọn một con sư tử, con còn lại được lưu lại ở nơi của Thượng đế. Sư tử sau khi tiến vào bầy cừu, nó cũng bắt đầu ăn chúng. Sư tử không những hung mãnh hơn sói, mà sức ăn của nó cũng kinh người. Mỗi ngày nó đều phải ăn một con cừu. Như vậy, bầy cừu ngày ngày bị truy sát nên cũng vô cùng hoảng loạn.
Bầy cừu phía Bắc đã vội vã xin Thượng đế đổi con sư tử kia.
Nhưng thật không ngờ rằng, con sư tử kia khi lưu lại chỗ Thượng đế đã không hề được ăn gì, đói khát không chịu được, nên đã nhào vào bầy cừu mà cắn giết còn điên cuồng hơn con lúc trước.
Bầy cừu phía Bắc suốt ngày chỉ lo trốn chạy để khỏi chết, ngay cả cỏ cũng không kịp ăn.
Bầy cừu phía Nam may mắn khi đã lựa chọn đúng kẻ thù thiên địch, lại cười nhạo bầy cừu phía Bắc không có con mắt tinh tường khi lựa chọn.
Bầy cừu phía Bắc thấy hối hận vô cùng và thống thiết kể khổ với Thượng đế, cầu mong được thay đổi thiên địch – đổi thành sói.
Thượng đế nói: “Một khi đã lựa chọn thiên địch rồi thì không thể thay đổi được, nhiều đời sau cũng phải tuân theo, các ngươi chỉ có quyền lợi duy nhất là ở cùng hai con sư tử đã lựa chọn đó mà thôi”.
Bầy cừu phương Bắc đành phải không ngừng hoán đổi chung sống với hai con sư tử.
Nhưng hai con sư tử đều hung tàn như nhau, hoán đổi con nào thì cũng bị thê thảm hơn bầy cừu phương Nam rất nhiều. Chúng dứt khoát không hoán đổi nữa, khiến cho một con ăn đến béo mập, cơ thể cường tráng, con còn lại tắc thì bị đói bụng đến gầy còm.
Khi con sư tử gầy đói kia sắp chết, bầy cừu liền lên Thượng đế xin đổi sang ở cùng với nó. Con sư tử gầy trải qua thời gian dài đói khát dần dần hiểu ra một đạo lý: Bản thân tuy hung mãnh phi thường, 100 con cừu cũng không là đối thủ, nhưng vận mệnh của nó là nằm trong tay bầy cừu điều khiển. Bầy cừu bất cứ lúc nào cũng có thể đưa nó trở về chỗ Thượng đế, cho nó chịu đủ sự dày vò, hành hạ của đói khát, thậm chí có thể bị chết đói.
Sau khi nghĩ thông suốt đạo lý đó, con sư tử gầy gò đối xử với bầy cừu rất khiêm nhường, nó chỉ ăn con cừu chết hoặc con cừu bị bệnh, mà không ăn con cừu khỏe mạnh nào nữa.
Bầy cừu mừng rỡ, có mấy con cừu nhỏ muốn đề nghị ở cố định với con sư tử gầy, không muốn con sư tử mập kia nữa.
Một cừu già liền nhắc nhở: “Con sư tử gầy này là sợ chúng ta trả nó lại nơi Thượng đế để nó chịu đói chịu khát nên mới đối tốt với chúng ta như thế. Nhưng ngộ nhỡ con sử tử mập kia chẳng may chết đói thì chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào nữa, vì con sư tử gầy này sẽ rất nhanh chóng khôi phục lại bản tính hung tàn của nó”.
Bầy cừu cảm thấy con cừu già nói rất có lý, vì không muốn cho con sư tử mập kia chết đói, chúng vội vàng đổi nó về sống cùng.
Con sư tử béo tốt trước kia bây giờ cũng đã đói bụng đến nỗi chỉ còn lại da bọc xương, hơn nữa cũng hiểu được đạo lý rằng số mệnh của mình là nằm trong sự điều khiển của bầy cừu. Để có thể sống trên thảo nguyên lâu hơn nữa, nó lại tìm mọi cách để nịnh nọt bầy cừu. Còn con sư tử bị trả về nơi Thượng đế kia khổ sở đến chảy nước mắt.
Bầy cừu phía Bắc sau khi đã trải qua trùng trùng điệp điệp những trắc trở, cuối cùng chúng đã vượt qua và sinh sống tự do tự tại.
Tình cảnh của bầy cừu phía Nam thì càng ngày càng bi thảm, con sói kia vì không có đối thủ cạnh tranh, bầy cừu lại không có cách gì thay thế nó, nó lại được thể làm xằng làm bậy. Mỗi ngày đều muốn cắn chết mấy chục con cừu, con sói từ sớm đã không thèm ăn thịt cừu nữa, nó chỉ uống máu của cừu, còn không cho phép con cừu nào được kêu. Con cừu nào mà kêu thì sẽ bị nó cắn chết ngay lập tức.
Bầy cừu phía Nam lúc này chỉ có thể than thở trong lòng: “Sớm biết như thế này, chi bằng lựa chọn hai con sư tử còn hơn!“
+++
Bài học: Bạn muốn được sống một cuộc đời vui vẻ thoải mái, thì ngoài khả năng mạnh yếu bên ngoài ra, còn cần tự mình “nắm giữ quyền quyết định” cũng là yếu tố vô cùng quan trọng!
Nguồn: Internet

Mười chiến lược thao túng đám đông



Mười chiến lược thao túng đám đông
**Có bao giờ bạn hỏi vì sao một dân tộc văn minh và hiện đại như Đức, thời bấy giờ là một trung tâm kinh tế, lại bị thao túng bởi Hitler và Đảng Quốc Xã không? Bài học này tới giờ vẫn còn làm nhiều người khó hiểu.
Theo Noam Chomsky thì có 10 cách để thao túng đám đống và khiến họ đi theo mình. Nếu nhìn về quá trình lên cầm quyền của Hitler thì ông ta và Đảng Quốc Xã đã thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. - Ku Búa **
[Mười chiến lược thao túng đám đông]
Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:
1 / Chiến lược phân tâm
Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)
2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp
Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.
3 / Chiến lược suy giảm dần
Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.
4 / Chiến lược trì hoãn
Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.
5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi
Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)
6/ Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí
Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …
7 / Duy trì công chúng trong tình trạng ngu độn
Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)
8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ
Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học.
9 / Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi
Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …
10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình
Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.
Dịch bởi: We Wegreen Vietnam
Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .