Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Cuộc sống này thứ gì cũng có giá của nó: Bạn sẵn sàng trả giá cho cái gì?


Cuộc sống này thứ gì cũng có giá của nó.
Nếu bạn muốn một cô gái sexy, ăn mặc đốt mắt người khác. Có thể mối quan hệ của bạn sẽ gặp những rắc rối không đáng có.
Nếu bạn muốn một cô gái sự nghiệp. Đừng trông đợi cô ấy dành nhiều thời gian làm việc nhà.
Nếu bạn muốn một cô gái thích chăm lo gia đình. Mỗi khi công việc của bạn gặp rắc rối, đừng có xin cô ấy lời khuyên.
Cuộc sống này thứ gì cũng có giá của nó. Bạn chọn thứ này thì thứ kia có thể sẽ thiếu hoặc không đầy đủ.
Như tôi là 1 ví dụ. Nhiều người nhìn tôi và muốn được như vậy. Nhưng thú thật, những gì bạn thấy chỉ là vẻ bề ngoài. Đã có thời gian tôi phải trả giá cho sự cô đơn. Công việc, cuộc sống, tinh thần gần như không thể chia sẻ cùng ai được.

Cuộc sống này thứ gì cũng có giá của nó

Vé máy bay Hà Nội – Sài Gòn trung bình 1,5 triệu. Nếu chỉ muốn trả 500k, 700k có thể bạn sẽ phải đi ô tô hoặc tàu hỏa.
Phòng khách sạn trung bình giao động 1 triệu – 2 triệu. Nếu chỉ muốn trả 300k cho một đêm ngủ, có thể bạn chỉ thuê được nhà nghỉ hoặc homestay.
Cuộc sống này thứ gì cũng có giá của nó. Bạn định trả bao nhiêu cho lựa chọn của mình?
Một chiếc iPhone 11 Pro có giá hơn 2 chục triệu. Nếu muốn trả thấp hơn, có thể bạn phải mua máy cũ. Lúc này, cái giá phải trả là máy có thể sẽ xước sát hoặc dễ trục trặc hơn máy đập hộp.
Nếu không đủ tiền mua một chiếc ô tô mới, có thể bạn sẽ mua một chiếc ô tô cũ. Cái giá phải trả là xe hao mòn, mọi thứ cũ đi, phụ tùng phải thay thế lúc nào không biết.
Cuộc sống này thứ gì cũng có giá của nó. Thế nên thay vì để ai đó trả giá hay cảm xúc trả giá hộ bạn. Tốt nhất, bạn hãy tự quyết định xem mình nên trả giá cho cái gì. Và mình có sẵn sàng trả giá để đổi lấy những thứ tốt hơn không?
Copy

Mọi sự thành công đều phải trả giá

Có lẽ lời khuyên tốt nhất cho mọi vấn đề trong cuộc sống đó chính là: Mọi sự thành công đều phải trả giá. Nhưng trả giá như thế nào, và trả với cái giá bao nhiêu thì không phải ai cũng biết?
Xuyên suốt cuộc đời của doanh nhân là quá trình đánh đổi. Trả lương nhiều hơn, hay mai cho nhân viên nghỉ việc? Đưa con đi chơi hay hoàn tất báo cáo? Thân mật với bè bạn hay tận dụng thời gian để tối ưu doanh nghiệp?
Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra những cái giá mà một người thành công phải trả để có được cuộc sống mà họ muốn. Theo một thống kê, có tới 95% doanh nhân không nhận được ủng hộ từ những người xung quanh. Ngay cả khi đó là những người thân thuộc nhất với họ.
                                   Hoàng Thành Thăng Long 2012

Đâu là cái giá để bạn đổi lấy sự thành công?

Hãy tập làm quen với sự cô đơn

Cái giá đầu tiên phải trả cho thành công: Hãy làm quen với sự cô đơn!
Lên bar, nhạc nhẽo, karaoke ư? Quên đi, cuộc chơi kết thúc từ 10 năm trước rồi.
Du lịch ư? Thời gian là cái áo còn không có chứ nói gì việc đi đâu chơi?
Chia sẻ với ai đó ư? Hy vọng người yêu bạn đủ kiên nhẫn để lắng nghe những mớ hỗn độn mà bạn gặp phải trong công việc.
Khi thành công rồi bạn sẽ có thời gian để làm mọi thứ. Nhưng trong vòng 1 đến 3 năm đầu, bạn phải hustler, bạn phải “work your ass off”. Còn không, đừng mơ chân mình có chỗ đứng cho sự thành công.
Người sáng lập nên Elite Daily – Gerard Adams đã cho rằng: “Phẩm chất hàng đầu của một người doanh nhân thành đạt đó chính là kiên trì với định hướng của mình.”
Làm việc chưa có thu nhập? Ồ, sẽ ổn thôi, rồi mình sẽ kiếm được những gì mình xứng đáng.
Nhưng đến lúc phải bán nhà, bán xe? Cuộc chơi lúc này thực sự cân não. Không dễ gì có thể tiếp tục giữ vững định hướng của mình.
Có quá nhiều những tấm gương làm kinh doanh nhưng nửa vời thiếu niên chỉ khiến cho vốn liếng bao lâu tích cóp mất hết. Đây thực sự là bài học quan trọng. Là điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ bởi mọi sự thành công đều phải trả giá.

Đôi lúc bạn thấy mình ngược dòng với số đông

Bản tính của con người là luôn mong muốn có được sự an toàn và ổn định. Chúng ta tìm kiếm sự an toàn hàng ngày bằng cách tham gia các hội nhóm, làm việc theo tập thể và thuận theo ý kiến số đông. Tuy nhiên nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt thì bắt buộc phải từ bỏ điều này và phá vỡ những khuôn mẫu có sẵn trong cuộc sống.
Phải có những bước đi chắc chắn thì mới có thể đạt được thành quả. Giai đoạn này sẽ vô cùng khó khăn bởi bạn sẽ gặp phải những chỉ trích từ gia đình, xã hội hoặc thậm chí là những người bạn bè thân nhất.
Nhưng đừng để cho sự nghi ngờ len lỏi trong ý tưởng của mình. Bởi chỉ có bạn là người duy nhất hiểu rõ được mục tiêu và ý nghĩa của việc mình đang làm. Nên nhớ rằng chính bạn là người duy nhất đầu tư vào ý tưởng của bản thân và biết rõ mình đang làm những gì.

Để thành công thì bạn sẽ bị từ chối lên từ chối xuống

Bị từ chối là một thử thách KHÔNG THỂ THIẾU để đổi lấy thành công. Sau mỗi lần bị từ chối sẽ là cơ hội để bạn cải tiến đổi mới. Một cánh cửa này đóng lại sẽ có một cánh cửa khác tươi sáng hơn mở ra.
Các startup chia sẻ trong suốt quá trình khởi nghiệp thường phải đối mặt với sự từ chối hàng ngày. Sự từ chối hợp tác, sự từ chối ủng hộ từ bạn bè và người thân, sự từ chối của các nhà đầu tư hay của các khách hàng mới,….
Phản ứng thường thấy của con người trước những phản hồi tiêu cực sẽ là cảm giác chán chường và mệt mỏi. Nhưng mọi sự thành công đều phải trả giá. Vì thế khi đó hãy tự đặt câu hỏi cho mình và tìm những cách tốt nhất để cải tiến sản phẩm và dịch vụ.
Khi đó, bạn không hề một mình. Bởi ngoài kia, đã từng có rất nhiều nhà doanh nhân thành đạt cũng từng phải trải qua những điều này. Họ đã làm và thành công. Ví dụ như: Oprah Winfrey, JK Rowling, Madonna và thậm chí cả Albert Einstein,….
Qua hàng ngàn lần bị từ chối bạn sẽ trở thành và cứng cáp hơn để chèo lái sự nghiệp của mình tới bến bờ thành công.

Lạc mất những mối quan hệ thân thuộc

Đây là điều mà doanh nhân thành đạt nào cũng đã từng trải qua. Bởi nó là một trong những cái giá mà bạn phải trả để có được thành công như hôm nay. Khi quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh thì bạn phải dành hết thời gian và tâm sức cho những ý tưởng mới và những dự án ban đầu.
Thời gian cứ vậy trôi cho tới khi bạn vô tình nhận ra những buổi họp mặt bạn bè hay tụ họp gia đình đều thiếu vắng bản thân mình. Những cuộc gọi, tin nhắn từ bố mẹ bao ngày qua chưa được hồi đáp, đứa con đã biết đạp xe từ khi nào chẳng hay,…
Khi đó bạn chính là người cô đơn thật sự. Đó chính là lúc bạn hiểu thấm thía mọi sự thành công đều phải trả giá. Nhiều người đã đã tìm cách để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhưng dường như điều này chỉ dành cho những người siêu việt bởi rất hiếm, RẤT HIẾM NGƯỜI LÀM ĐƯỢC!

Bắt đầu có khoảng cách

Một trong những cái giá phải trả cho sự thành công đó chính là khi bạn đang ở trên đỉnh danh vọng thì sẽ luôn có khoảng cách giữa mình và những người xung quanh.
Cảm giác cô đơn và không ai thấu hiểu luôn thường trực. Bởi chính ánh hào quang xung quanh bạn sẽ khiến cho nhiều người không dám tới gần. Bao vây quanh bạn là vô số những mối quan hệ mới, nhưng chúng ta đều tự biết rằng hiếm có mối quan hệ nào là thật lòng.
Cô đơn ngay trên giữa con đường có thật không đó chính là của trong những cái giá đắt đỏ mà bạn phải trả. Hãy luôn giữ cho tâm mình không bị gục ngã ngay trước sự cô đơn của chiến thắng!
Copy





Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Chùa Yên Tử 2017

Chân tháp lơ thơ vài khóm trúc
Gió đưa nghiêng ngả tựa người say
Một thời pháp phái Thiền Trúc tự
Xanh rì, bát ngát cỏ cùng cây.
(Dốc Đá Chùa Đồng)

Chùa Yên Tử 2017

Chùa Yên Tử 2017




Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo. Những công trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đây là một quần thể di tích rất lớn và ra đời sớm ở Việt Nam.

Mạng xã hội và sự thảm hại ‘sống ảo’


Sự thật là mạng xã hội chỉ là cuộc sống ảo. Nhiều “Like” đến đâu thì các vấn đề trong cuộc sống thật vẫn nằm đó…chờ bạn giải quyết.



Có rất nhiều định nghĩa về một người đàn ông trưởng thành.  tiết kiệm có nhà, thu nhập đủ để chăm lo cho vợ con và gia đình, không còn ham hố quá mấy thú vui thời sinh viên như đấu đế chế, bóng đá, nghiện game…

Nhưng trong thời đại của mạng xã hội, rất nhiều thanh niên thay vì cố gắng để khẳng định mình trong sự nghiệp, lại chỉ chăm chăm làm giàu tài khoản Facebook của mình để tuyên bố với thiên hạ tôi là một con người tài năng…trên mạng.

Với hội phụ nữ, nhu cầu kết nối, chia sẻ, tán gẫu của chị em rất cao trên mạng là một điều dễ hiểu. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên của chúng ta đã phân chia công việc rất rõ ràng.Người đàn ông có sức mạnh cơ bắp phải đi săn thú, phụ nữ sẽ ở nhà hái lượm và chăm sóc gia đình. Vì dành rất nhiều thời gian để trò chuyện và kết thân, nên dần dần họ sẽ hình thành thói quen chia sẻ mọi điều với nhau. Facebook chỉ là một công cụ giúp phóng đại bản năng nữ giới này lên rất nhiều lần.

Nhưng kì lạ là trong xã hội hiện nay, nhiều người đàn ông ngày càng giống các chị em, có chuyện gì cũng phải đăng lên mạng xã hội.
Nhiều anh hay tập gym ngày nào cũng phải đăng 1 bức ảnh, đôi khi còn ‘nhai đi nhai lại’, thay mỗi cái ‘caption’ thật dài để cho câu chuyện mới mẻ.
Nhiều cậu sống hơi lụy tình, tuần nào cũng lên mạng than thở một câu chuyện tình buồn về người yêu cũ, chắc có lẽ chỉ để lấy chút động viên từ những cái “Like”.
Nhiều thanh niên, có xích mích gì cũng phải đưa lên mạng, đi chỗ nào cũng phải ghi dấu lại trên “Tường cá nhân”, thấy cái gì đẹp cũng phải chụp để cho lên Instagram, lại còn tranh đua “Top” bình luận các quán “trà đá” của thế giới mạng.
Trong khi đó, những mối bận tâm nhất của một người đàn ông (và của con người nói chung) là công việc, sự nghiệp, tiền bạc, nhà cửa, con cái…thì vẫn cứ ngổn ngang trong thời gian chờ ngồi chỉnh sửa ‘status’.
Sự thật là mạng xã hội chỉ là cuộc sống ảo. Nhiều “Like” đến đâu thì các vấn đề trong cuộc sống thật vẫn nằm đó…chờ bạn giải quyết.
Chuyện của bản thân cũng nên giữ lại tự suy ngẫm, người trong cuộc hiểu rõ chứ người ngoài hiểu sao thấu.
Đôi khi tốt hơn là cứ im lặng mà sống sẽ tốt hơn khoe khoang, than phiền trên Facebook .
Làm ngôi sao trên Facebook thì cũng sướng thật đấy, nhưng đàn ông có nhiều chuyện thực sự phải lo hơn là suốt ngày lên mạng tâm sự , than phiền với những ‘người lạ’.




Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Thiêng liêng những lời thề


Đừng ai nghĩ rằng lời thề đơn giản. Không chỉ là lời hứa danh dự, mà hơn thế, đó là lời hứa chứa đựng cả giá trị đạo đức, văn hóa và thể hiện chiều sâu nhân cách tử tế của một con người.



Trong cuộc đời, ai cũng từng mang nặng một lời thề nào đó. Lời thề luôn khởi nguồn từ những điều thiêng liêng, sâu kín nhất từ trong trái tim con người. Thuở xưa, nhiều người là đồng niên, đồng môn, đồng nghiệp muốn gắn bó lâu bền với nhau đã cùng uống chén rượu thề trước trời đất chứng giám cho tình bằng hữu được keo sơn gắn bó.



Trong ngày lễ thành hôn, một trong những việc hệ trọng nhất của cuộc đời, tình nghĩa phu thê đã được nhiều người thề thốt là sống thủy chung bên nhau đến đầu bạc răng long. Cũng có nhiều binh sĩ trước khi ra sa trường hay biên ải đối mặt với quân xâm lăng, đã quyết giữ trọn lời thề trung quân ái quốc, đánh tan kẻ thù để xứng với chí khí của bậc nam nhi quân tử.


Người Việt vốn sống trọng tình, trọng nghĩa nên rất trọng lời thề. Vì lời thề gắn liền với tính cách khảng khái, trượng phu, quang minh chính đại của một nhân cách chân chính. “Quân tử nhất ngôn”, “Nói lời phải giữ lấy lời”, “Lời thề như dao chém đá”… không chỉ là những câu châm ngôn đầy chất ứng xử văn hóa mà người xưa gửi gắm, trao truyền và nhắc nhở hậu thế, mà nó còn toát lên và thể hiện ý chí, bản lĩnh, khí phách trước sau như một của những bậc dũng tướng, sĩ phu, văn nhân, quan chức giàu lòng tự trọng.
Ngược lại, với những kẻ đầu môi chót lưỡi, nói đâu bỏ đấy, hứa trước quên sau, vô thủy vô chung, nói một đằng làm một nẻo thì chỉ coi lời thề là “lời nói gió bay”, “thề cá trê chui ống”…
“Mất tiền bạc là mất ít, mất sức khỏe là mất nhiều, mất danh dự là mất tất cả”!
Danh dự được ví như một thứ nước hoa. Giữ được danh dự  không chỉ giữ được danh thơm cho cả gia đình, người thân, bạn bè, dòng họ, mà còn góp phần làm lan tỏa tiếng tốt của mình. Nhưng danh dự cũng được ví như một que diêm, khi đã cháy một lần là hết ngay. Nói thế để thấy, xây dựng được danh dự đã khó, để bảo toàn được danh dự lâu dài còn khó hơn nhiều.


Tăng Quốc Phiên: Là nhân tài hữu dụng ắt sẽ hội tụ đủ 4 điểm này

Không ít triết lý nhân sinh mà Tăng Quốc Phiên để lại cho tới ngày nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Dưới nền móng tư tưởng vững chắc mà ông gây dựng, gia tộc họ Tăng từ cuối đời nhà Thanh đã trở thành một dòng họ danh môn nổi bật và cũng sản sinh ra không ít nhân tài nức tiếng.


Tiêu chí thứ nhất: Có phẩm hạnh
Phẩm hạnh vốn là thứ nên có và đáng có ở những người bình thường. Thế nhưng đối với những người đang ngồi ở cương vị quan lại, yếu tố này lại càng là điều bắt buộc phải có.
Tăng Quốc Phiên cho rằng, phẩm hạnh mà các tầng lớp quan lại phong kiến nên giữ gìn nằm ở một điểm mấu chốt: Đó là họ phải tự biết đặt ra ranh giới cuối cùng cho mình và vĩnh viễn không để bản thân được phép vượt qua giới hạn đó.
Đây cũng là lý do vì sao chế độ phong kiến Trung Hoa từ thời xa xưa đã đặt ra 3 tiêu chuẩn để ràng buộc quan viên chỉ gói gọn trong ba chữ: "Thanh" (thanh liêm), "Thận" (cẩn trọng) và "Cần" (chăm chỉ).
Vì vậy, Tăng Quốc Phiên mỗi khi dùng người vẫn luôn đặt vấn đề phẩm hạnh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá và quản lý nhân lực.
Theo lý giải của ông, phẩm hạnh ở tầng lớp quan viên bao gồm hai hàm nghĩa.
Hàm nghĩa thứ nhất đó chính là buộc phải đảm bảo sự thanh liêm, trong sạch của bản thân. Bởi nếu quan lại mà không thanh liêm thì muôn dân bách tính sao có thể nể phục?
Hàm nghĩa thứ hai của phẩm hạnh đối với các quan lại thể hiện ở khí tiết. Theo đó, đã là người mang quan phẩm, gánh vác đại nghiệp quốc gia thì không được sợ hãi khi đối mặt với biến cố, không thể hành sự qua loa, cẩu thả khi gặp phải khó khăn.
Tăng Quốc Phiên cũng cho rằng, thuộc hạ có được sự tín nhiệm của cấp trên mà không có phẩm hạnh thì cũng chẳng thể trọng dụng lâu dài. Ngược lại, người ở cương vị cao mà không gìn giữ phẩm hạnh thì cấp dưới cũng khó có thể thật lòng kính nể.
Vì vậy, trong "tứ đại bí quyết" dùng người của vị quan họ Tăng này, yếu tố phẩm hạnh luôn là thứ được ông đặt lên hàng đầu.
Tiêu chí thứ hai: Tư duy, diễn đạt và hành sự mạch lạc
Sinh thời, Tăng Quốc Phiên từng để lại một triết lý đối nhân xử thế gói gọn trong bốn chữ - "quần cư thủ khẩu", có nghĩa là ở cùng người thì phải biết giữ miệng.
Vị quan họ Tăng này cũng đã đưa ra một nhận định: "Nếu muốn xem các làm việc thì phải dựa vào cách nói chuyện". Để lý giải cho quan điểm của mình, Tăng Quốc Phiên lấy thành ngữ "Bào Đinh giải ngưu" (Bào Đinh mổ trâu) làm ví dụ.
Bào Đinh là đầu bếp của Lương Huệ vương, có kỹ xảo mổ trâu thành thạo tới mức được người ta xem như nghệ thuật để thưởng thức.
Trong mắt người khác, mổ trâu vốn là một việc nặng nhọc và khó khăn. Thế nhưng Bào Đinh có thể mổ trâu một cách gọn ghẽ, nhanh nhẹn là nhờ hiểu rõ bí quyết để làm được công việc đó.
Câu thành ngữ "Bào Đinh giải ngưu" cũng vì vậy mà thường được dùng để chỉ việc làm trải qua thực tiễn, nắm giữ quy luật thì mới có thể tiến hành thuận lợi theo ý muốn.
Từ ví dụ nêu trên,, Tăng Quốc Phiên cũng đưa ra nhận định: Người khôn mỗi khi hành sự thì không nên nói quá nhiều, có khi chỉ cần gói gọn trong đôi ba câu là đủ, chớ nên dùng lời lẽ để khiến vấn đề thêm rối rắm, phức tạp.
Sự "mạch lạc" trong tiêu chí dùng người của Tăng Quốc Phiên không chỉ được ông xem như một phương pháp làm việc mà còn được nhìn nhận như một loại năng lực.
Đó thực chất là khả năng khái quát vấn đề sau khi đã phân tích cặn kẽ, là năng lực phân chia rõ cái chủ yếu và cái thứ yếu, đánh giá giữa cái nặng và cái nhẹ, cái khó và cái dễ, cái gì cần làm thong thả, cái gì cần tiến hành cấp bách…
Từ đó, vị quan họ Tăng ấy đã khái quát nên một nhận định: Mỗi sự việc thường sẽ có nhiều vấn đề khúc chiết giao nhau, nếu như một điểm không thông thì những điểm khác cũng sẽ vì vậy mà bị trì trệ, kìm hãm. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta chỉ nên tin dùng những người có sự mạch lạc trong tư duy, trong cách diễn đạt và hành sự.
Tiêu chí thứ ba: Không quan liêu
Tăng Quốc Phiên cho rằng: Một người bất luận là giỏi giang tới mức độ nào, nếu như thái độ quá quan liêu thì con đường phát triển của họ cũng sẽ bị giới hạn, thậm chí chẳng còn cách nào tiến lên hơn được nữa.
"Quan liêu" trong quan niệm của ông là chỉ sự trịch thượng trong tác phong làm việc, là "khéo đưa đẩy mưu lợi, toan tính quá nhiều, qua loa tắc trách lấy lệ". Vị quan này cũng cho rằng, những quan lại có tác phong quan liêu thì "ắt không thể đảm nhiệm trọng trách lớn hay gánh vác đại nạn".
Ngược lại, thái độ "không quan liêu" theo cách nói của Tăng Quốc Phiên là để chỉ những người gìn giữ được sự chất phác và đặt sự chất phác lên hàng đầu.
Không ít người vẫn thường cho rằng, dùng người thì chỉ cần tìm nhân tài là được, những yếu tố khác căn bản không cần truy cứu. Thế nhưng ít ai thực sự hiểu được rằng, người có tài mà không có tác phong làm việc nghiêm cẩn, chất phác thì sẽ sớm muộn cũng có ngày đem tới cho ta tai vạ.
Tiêu chí thứ tư: Ít nói những lời "đao to búa lớn"
Ba hoa, khoác lác là đặc điểm dễ nhận thấy ở những người thích nói suông và thường hay mạnh miệng. Trong mắt của Tăng Quốc Phiên, ông coi đây là "thói xấu của văn nhân" hay "bản sắc của thư sinh".
Vị quan này nhận định, khuyết điểm chí mạng của những người trí thức nằm ở chỗ họ thường quá tự tin với vốn chữ nghĩa của mình, từ đó cho rằng mọi chuyện trong thiên hạ đều dễ giải quyết, vì vậy mà thường xuyên đưa ra những lời bàn luận sáo rỗng, thiếu chừng mực, nói những câu khiến người khác không yên lòng.
Tăng Quốc Phiên cũng chỉ rõ, kiểu người chỉ thích nói lời "đao to búa lớn" mà không có thực lực thì tuyệt đối không thể dùng. Ngược lại, những người ít nói mà dùng hành động để chứng minh mới là người đáng để trọng dụng.
Đối với những quan lại dưới quyền mình, ông luôn chia họ thành hai kiểu người là "cao minh" và "khôn vặt". Tăng Quốc Phiên cũng đưa ra đối sách quản lý và trọng dụng bất đồng giữa hai nhóm người này.
Người cao minh có chí tiến thủ mạnh, không muốn bị kẻ khác vượt mặt. Vì vậy Tăng Quốc Phiên sử dụng tuyệt chiêu ba điều để "khai thác" họ:
Thứ nhất, cho họ bổng lộc cao hơn những người bình thường.
Thứ hai, dành cho họ những lời khen ngợi, cất nhắc đặc biệt hơn người bình thường.
Thứ ba, cho họ có được một chút ít quyền lực mà người bình thường không có được.
Trong khi đó, người khôn vặt là kiểu người không có tầm nhìn xa trông rộng, dễ bị chi phối bởi cái lợi trước mắt, thường xuyên tính toán thiệt hơn, phàm là việc có lợi chắc chắn sẽ không để mình thiếu phần.
Đối với kiểu người này, Tăng Quốc Phiên dù dùng nhưng vẫn luôn có điểm kiêng kỵ. Bởi ông hiểu rõ chỉ cần có một chút lơi lỏng, họ sẽ càng lúc càng lấn tới.
Nắm được yếu tố mấu chốt nói trên, Tăng Quốc Phiên đã quản lý nhóm người này bằng cách sử dụng quy củ nghiêm khắc để quản chế họ, khiến họ ý thức được rằng có những ranh giới tuyệt đối không thể vượt qua.
Thông qua "tứ đại bí quyết" dùng người trên đây, hệ thống quan lại ở các tỉnh Lưỡng Giang dưới thời Tăng Quốc Phiên làm Tổng đốc đã được cải tiến một cách ngoạn mục. 
Bí quyết dùng người và quản lý nhân lực này cũng đã trở thành một trong những yếu tố khiến vị quan họ Tăng ấy trụ vững trên chốn quan trường rối ren trong suốt hàng thập kỷ.
Tên tuổi của Tăng Quốc Phiên trong suốt hai nhiệm kỳ làm Tổng đốc Lưỡng Giang với nhiều thành tựu đáng nói đã biến ông trở thành văn nhân có tước vị cao nhất trong lịch sử Thanh triều và là một nhân vật có sự nghiệp hiển hách trong giai đoạn cận đại của lịch sử Trung Quốc.


Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .