Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

Các loại rủi ro trong đầu tư tài chính

Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn của dòng thu nhập xuất phát từ hoạt động kinh doanh của một công ty. Dòng thu nhập của công ty càng ít chắc chắn bao nhiêu thì tỷ suất lợi tức càng ít chắc chắn bấy nhiêu. Ví dụ, một công ty thực phẩm bán lẻ thông thường thu được doanh số bán và tỷ lệ tăng trưởng ổn định qua thời gian và do đó có rủi ro kinh doanh thấp hơn so với một công ty trong ngành ô tô, trong đó doanh số và thu nhập dao động mạnh theo chu kỳ kinh doanh (hàm ý răng rủi ro kinh doanh cao).

       


Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của dòng thu nhập của một công ty do những phương pháp tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của nó. Nếu một công ty chỉ sử dụng vốn cổ phiếu thường để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, công ty chỉ chịu rủi ro kinh doanh. Ngược lại, nếu một công ty vay vốn để đầu tư, nó phải thanh toán chi phí tài chính cố định (lãi trả cho người cho vay) truớc khi trả lợi tức đến cổ đông. Vì vậy, sự không chắc chắn của dòng thu nhập (rủi ro tài chính) của các chủ sở hữu tăng lên.

  


Rủi ro thanh khoản là sự không chắc chắn của dòng tiền từ tài sản đầu tư do khả năng thanh khoản của thị trường thứ cấp. Khi nhà đầu tư nắm giữ một tài sản, anh ta mong đợi rằng tài sản đầu tư này sẽ đáo hạn đúng kỳ hạn thanh toán hoặc nó có khả năng chuyển nhượng trên thị trường. Trong mỗi trường hợp trên, nhà đầu tư kỳ vọng có thể chuyển đổi chứng khoán nắm giữ thành tiền mặt và sử dụng tiền thu được đáp ứng cho tiêu dùng hiện tại hoặc đầu tư khác. Khả năng chuyển đổi thành tiền (tính thanh khoản) của tài sản càng khó khăn, thì rủi ro thanh khoản càng lớn. Một nhà đầu tư phải xem xét hai vấn đề khi đánh giá rủi ro thanh khoản của một tài sản đầu tư:  Mất bao lâu để chuyển đổi tài sản này thành tiền mặt? và (2) Sự chắc chắn của giá trị nhận được? Tương tự như vậy, đối với người có nhu cầu nắm giữ tài sản đó, họ cũng cân nhắc hai khía cạnh:
(1) Mất bao lâu để hoàn tất việc mua? Và (2) Sự không chắc chắn của giá cả phải thanh toán?
   

Rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn của dòng thu nhập đối với nhà đầu tư khi nắm giữ chứng khoán bằng ngoại tệ. Khả năng gánh chịu rủi ro này đang dần trở nên phổ biến vùng với việc các nhà đầu tư đang tăng cường hoạt động mua bán tài sản trên khắp các thị trường quốc tế chứ không chỉ giới hạn bên trong phạm vi quốc gia. Một nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của Việt Nam (bằng đồng Việt Nam) phải xem xét không chỉ ở phần lợi tức không chắc chắn bằng đồng Việt Nam mà còn phải xem xét bất kỳ sự thay đổi về tỷ giá giữa hai đồng tiền, đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nghĩa là, ngoài việc phải xem xét hoạt động kinh doanh và rủi ro tài chính của công ty nước ngoài, cũng như rủi ro thanh khoản của chứng khoán, nhà đầu tư phải xem xét thêm sự không chắc chắn của lợi tức của chứng khoán Việt Nam khi nó được chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đồng đô la Mỹ. 
     


Rủi ro quốc gia, còn được gọi là rủi ro chính trị, là sự không chắc chắn của dòng lợi tức nhận được khi có những biến động lớn trong môi trường chính trị hoặc kinh tế - xã hội ở một quốc gia.

Rủi ro lãi suất là rủi ro bị giảm giá các công cụ nợ đang nắm giữ khi lãi suất thị trường tăng.

Rủi ro thanh toán (còn gọi là rủi ro tín dụng) là rủi ro mà tổ chức phát hành trái phiếu có thể vỡ nợ, mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành.

Rủi ro tái đầu tư: dòng tiền lãi định kỳ nhận được từ các công cụ nợ được nhà đầu tư tái đầu tư, khoản thu nhập của việc tái đầu tư đó còn được gọi là lãi của lãi. Rủi ro tái đầu tư tiền lãi. Rủi ro tái đầu tƣ tiền lãi của trái phiếu phụ thuộc vào mức lãi suất hiện hành tại thời điểm tái đầu tư và chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi của lãi suất tái đầu tư xác định dựa vào thay đổi của lãi suất thị trường, điều đó dẫn đến sự không chắc chắn của lợi tức dự kiến nhận được từ tiền lãi tái đầu tư trong tương lai . 
  


Căn cứ vào mức độ đa dạng hóa của rủi ro, rủi ro trong đầu tư tài chính gồm 2 loại, rủi ro phi hệ thống hay còn gọi là rủi ro đặc thù, rủi ro cá thể và rủi ro hệ thống:
Rủi ro phi hệ thống là một phần của rủi ro đầu tư. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiêu và chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Rủi ro phi hệ thống có thể phân tán được bằng cách nắm giữ một danh mục đầu tư đủ nhiều loại tài sản rủi ro.
Rủi ro hệ thống là những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành của hệ thống (nền kinh tế) và/hoặc những sự cố xảy ra ngoài hệ thống nhưng có tác động đến phần lớn hệ thống. Những rủi ro này gây ảnh hưởng đến giá của hầu hết chứng khoán và không thể đa dạng hóa được.

14/11/21 BA


Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Các nguyên tắc giao tiếp dân chủ trong kinh doanh

 

1: Hãy tôn trọng khách hàng, bạn hàng: Hãy nêu cao khẩu hiệu: “khách hàng là thượng đế”. 
- Từ nguyên tắc này, những người hoạt động trong thương trường cần luôn tôn trọng phẩm giá của mọi loại khách hàng. 
- Nên nhớ rằng chớ có phân biệt đối xử với khách hàng giàu – nghèo, sang – hèn,…
- Ngay trong việc cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn nên nhớ rằng nếu các doanh nghiệp nhỏ bị đè bẹp thì kinh doanh bị sập tiệm vì mất hết chân rết, cây doanh nghiệp bị chụi hết cành và lá.


2: Mọi người phải chân thành với nhau: tức là nói cho hết ý mình, còn người nghe cũng nghe cho hết đừng có ngắt lời. 
- Nghe và nói là hai hành động đi liền với nhau, đòi hỏi con người phải học tập.
- Trong kinh doanh, phải nói với nhau một cách chân thật, ôn tồn, mộc mạc, giản dị, văn minh lịch sự và tăng cường dùng từ cảm ơn.
- Chớ có nói năng thô tục, xỉ vả lấn nhau mà biến bạn thành kẻ thù.
- Trong kinh doanh phải biết cách nghe: lắng tai nghe, chú ý nghe.
- Nghe nhiều sẽ thu đc nhiều thông tin hữu ích.

3: Nguyên tắc dân chủ bàn bạc:  để tìm những quan điểm chung, lợi
ích chung. 
- Thông thường khi bàn bạc mỗi bên đều có lập luận riêng để bảo vệ quyền lợi riêng. 
- Khi tiến hành bàn bạc, các bên phải dựa cơ sở của quan điểm xây dựng để đi đến một quyết định chung có thể dung hòa lợi ích cho cả hai bên. 
- Nhờ có bàn bạc mà nhà doanh nghiệp sẽ tiếp thu đc nhiều ý kiến của công nhân viên, của khách hàng. 
- Từ đó nhà quản lý sẽ điều chỉnh đường lối và chính sách kinh doanh cho hợp lý, hợp thời.




4: Nguyên tắc thông cảm: các bên tham gia giao tiếp cần phải thông cảm với nhau về hoàn cảnh, về khả năng, về quyền lợi để mỗi bên nhân nhượng nhau chút ít. 
- Muốn vậy, mỗi bên giao tiếp hãy tự đặt mình vào địa vị của đối tác để rồi tư duy theo quan điểm của mình để có thể đi đến một quyết định phù hợp với mục đích của cả hai bên.

5: Nguyên tắc chờ đợi:  Trong giao tiếp bàn bạc cần phải có thời gian để hai bên suy nghĩ mới đi đến thống nhất ý kiến. 
- Vì vậy, mỗi bên phải có sự chờ đợi với thái độ thân thiện, thông cảm cho nhau.



6: Nguyên tắc chấp nhận: Trong kinh doanh việc chấp nhận ở đây là biết chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, biết nhường nhịn những khách hàng khó tính, biết tính toán làm ăn lâu dài chấp nhận lấy lãi ít, biết dùng người dưới quyền sao cho phù hợp giữa tính cách, năng lực mỗi người với cương vị của họ. 
- Đừng đối xử tàn tệ, thành kiến, sa thải họ khi họ mới mắc khuyết điểm lần đầu,… 
- Riêng với nghề kinh doanh, những người hoạt động trên thương trường phải biết chấp nhận rủi ro có thể xảy ra của một nghề đầy tính mạo hiểm, tiếp đó là biết chấp nhận nghề “ làm dâu trăm họ”, chịu khó chiều khách hàng, thậm chí nhiều khi phải vui vẻ, nén cơn tức giận tức thời để đón khách hàng khó tính.Chỉ có như vậy khách hàng mới mến mộ và làm ăn mới có lãi.



7: Nguyên tắc sống phải trung thực:Trong kinh doanh là không được bán hàng giả cho khách, không được trốn lậu thuế của Nhà nước để lấy lãi một cách phi nhân đạo. Kinh doanh là phải có lãi, nhưng tiền lãi trong kinh doanh phải do sự làm ăn chân chính như biết cách tính toán sao cho cả chủ hàng và khách hàng cùng có lợi.

BA:28/10/21


Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề cơ bản như: (1) nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của mình; (2) nguồn vốn mà doanh nghiệp đầu tư được khai thức từ nguồn nào; (3) việc quản lý tài chính của doanh nghiệp được thực hiện hàng ngày như thế nào. Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:




- Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: nhà đầu tư thường có nhiều phương án đầu tư khác nhau. Việc lựa chọn phương án đầu tư khác nhau tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà họ chấp nhận cũng như lợi nhuận mong muốn của họ. Nhà đầu tư khi chọn phương án có mức độ rủi ro cao, có nghĩa là họ hy vọng phương án đó có thể đem lại mức lợi nhuận cao hơn các phương án khác.
- Nguyên tắc giá trị thời gian của dòng tiền: trong quá trình đầu tư, lợi ích và chi phí thường xảy ra tại các thời điểm khác nhau. Do vậy, nhà đầu tư phải nắm rõ được khái niệm giá trị thời gian của dòng tiền, tức là phải đưa lợi ích và chi phí của phương án về một thời điểm (thường về thời điểm hiện tại). Khi đó, phương án được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí.


- Nguyên tắc chi trả: doanh nghiệp cần đảm bảo mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện việc chi trả trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến dòng tiền. Dòng tiền ra và dòng tiền vào được tái đầu tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí.
- Nguyên tắc sinh lợi: đây là nguyên tắc quan trọng đối với nhà quản trị tài chính vì phương án được lựa chọn phải là phương án đem lại lợi nhuận. Trong thị thường cạnh tranh, việc tìm kiếm một dự án tốt, lợi nhuận lâu dài là rất khó. Vì vậy, để dự án tồn tại được trong môi trường cạnh tranh gay gắt này, các nhà đầu tư phải tìm cách làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, tạo sự khác biệt, tạo lợi thế sản phẩm của mình.
- Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: thị trường có hiệu quả là thị trường ở đó giá trị các tài sản bất kỳ một thời điểm nào đều phản ánh đều phản ánh đầy đủ thông tin một cách công khai. Trong thị trường có hiệu quả, giá cả được xác định chính xác.
Trong kinh doanh, những quyết định nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của các chủ sở hữu làm thị giá cổ phiếu tăng. Như vậy, mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông có thể đạt được trong những điều kiện nhất định bằng cách nghiên cứu tác động của các quyết định tới thị giá cổ phiếu.


- Tác động của thuế: khi đưa ra các quyết định tài chính, nhà quản lý tài chính phải tính tới tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xem xét một quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính lợi ích thu được trên cơ sở dòng tiền sau thuế do dự án tạo ra. Tác động của thuế cần được phân tích kỹ lưỡng khi thiết lập cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán để điều chính các quyết định tài chính cho phù hợp, đảm bảo lợi ích của các cổ đông. Bên cạnh đó, trong quản lý tài chính, nguyên tắc hành vi đạo đức, có trách nhiệm đối với xã hội là nguyên tắc rất quan trọng, phản ánh tiêu chuẩn xử sự trong xã hội mà các nhà quản lý tài chính phải tuân theo.
- Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông: các quyết định và hoạt động, của nhà quản lý tài chính đều nhằm mục tiêu của doanh nghiệp: mục tiêu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng cạnh tranh, chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hóa chi phí, tăng thu nhập cho chủ sở hữu. Nhà quản lý tài chính đưa ra các quyết định vì lợi ích của các cổ đông doanh nghiệp, bằng các quyết định làm tăng giá trị thị trường cổ phiếu. Mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa giá trị hiện hành cổ phiếu, là tăng giá trị doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho các cổ đông.

 Những tiền đề quan trọng trong Quản trị tài chính
- Đổi rủi ro lấy thu nhập
- Tiền có giá trị theo thời gian
- Quan trọng là dòng tiền chứ không phải là lợi nhuận
- Đối với các dòng tiền gia tăng thì chỉ theo dõi những thay đổi
- Rất khó tìm các dự án siêu lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh
- Ra quyết định trong các thị trường hiệu quả
- Vấn đề thuê mướn
- Thuế ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh
- Không có rủi ro nào giống rủi ro nào
- Rắc rối đạo đức luôn xuất hiện trong Quản trị tài chính


16/10/21. BT

Thực chất những hành động liên quan đến tài chính chịu nhiều ảnh hưởng bởi tâm lý hơn là khả năng tính toán khoa học.



Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Các nguyên lý của kinh tế học

 Các nguyên lý của kinh tế học là những quy luật tổng quan về kinh tế học và là những dự báo có thể xảy ra trong nền kinh tế. Trên thực tế, hộ gia đình là một bộ phận nằm trong nền kinh tế; và hộ gia đình và nền kinh tế có rất nhiều điểm chung. Kinh tế học là bộ môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình. Nó được đặt trên cơ sở của một số ý tưởng cơ bản chi phối hành vi cá nhân, sự tương tác giữa các cá nhân và nền kinh tế với tư cách một tổng thể - Các nhà kinh tế gọi chúng là các nguyên lý của kinh tế học - đây là các nguyên lý cơ bản của kinh tế học.


Kinh tế học chủ yếu nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của xã hội, tức là giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế (Sản xuất cái gì?, Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?). Thực tế, nguồn lực được phân bổ không phải chỉ do nhà hoạch định duy nhất của chính phủ trung ương, mà còn thông qua sự tác động qua lại của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Do vậy, kinh tế học cần tìm hiểu xem mọi cá nhân ra quyết định thế nào, quyết định làm việc bao nhiêu, mua cái gì, tiết kiệm như thế nào và khoản tiết kiệm đó đầu tư ra sao. Kinh tế học cũng cần nghiên cứu, phân tích làm thế nào mà rất nhiều người mua cùng một sản phẩm lại có thể cùng nhau tạo ra một mức giá duy nhất và một lượng hàng ổn định. Mục tiêu cuối cùng, kinh tế học phải phân tích được các lực lượng và xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế với tư cách tổng thể, tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân, thất nghiệp và sự gia tăng của giá cả.

Con người ra quyết định như thế nào Nền kinh tế không có gì là bí hiểm cả, xét cho cùng, khái niệm này được dùng để chỉ "một nhóm người tác động qua lại với nhau trong cuộc đấu tranh sinh tồn". Quy cho cùng, thì hoạt động của nền kinh tế chẳng qua chỉ là tác động tổng hợp hoạt động của các cá nhân cấu thành nền kinh tế.



Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Sự đánh đổi (Trade-off) là một khái niệm dùng để nói lên sự lựa chọn cho một quyết định nào đó; đó là việc các doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ, tổ chức xã hội hoặc bất cứ một cá nhân nào trong xã hội cân nhắc việc bỏ ra một nguồn lực nào đó (tiền, chi phí, tài sản, thời gian hay bất cứ thứ gì mà mình có) để thu được một nguồn lực khác mà mình mong muốn. Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác. Sự lựa chọn quyết định đó được đưa ra dựa trên sự nhận thức rõ ích lợi và cái mà phải mất giữa các phương án lựa chọn. Về mặt kinh tế học, thì sự lựa chọn này có liên quan hữu cơ đến thuật ngữ Chi phí cơ hội.

Ví dụ về sự đánh đổi về mặt kinh tế là: quyết định của một cá nhân nào đó trong việc chi tiêu hoặc tiết kiệm. Một ví dụ khác, đó là sử dụng thời gian; khi sử dụng một khoảng thời gian làm một việc gì đó, thì anh ta sẽ không thể làm được việc khác nào nữa. Do đó, sự đánh đổi ở đây chính là việc anh ta đánh đổi khoảng thời gian không thoải mái khi làm việc, nghe giáo sư giảng bài,... để đổi lấy một thời gian thoải mái nghỉ ngơi, thưởng thức,...

Một bộ ba của sự đánh đổi thường được nhắc đến là thời gian, tiền bạc và chất lượng; thông thường trong các trường hợp chỉ đáp ứng được hai trong ba yêu cầu kia.)

Ví dụ 1: Một sinh viên đứng trước một quyết định phân bổ nguồn lực quý báu của mình là thời gian. Anh ta có thể dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn kinh tế học, hoặc dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn tâm lý học, và hoặc là phân chia thời gian giữa hai môn học đó. Để có một giờ học môn này, anh ta phải từ bỏ một giờ học môn kia. Để có một giờ học một trong hai môn kia, anh ta phải từ bỏ một giờ đi chơi, xem ca nhạc hoặc đi làm để kiếm thêm thu nhập.

Ví dụ 2: Về chi tiêu của một gia đình nhiều thế hệ, họ có thể mua thực phẩm, hoặc quần áo, hoặc đưa cả nhà đi nghỉ. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập cho lúc về già, hoặc cho con cái vào học đại học. Khi quyết định chi tiêu thêm một đồng cho một trong các sản phẩm nêu trên, họ mất đi một đồng để chi cho sản phẩm khác.

Khi con người tập hợp lại thành xã hội, Chính phủ phải đối mặt với nhiều loại đánh đổi. Trong cuốn "Kinh tế học" của tác giả Paul Anthony Samuelson (15/5/1915-13/12/2009) - một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học - đưa ra sự đánh đổi giữa "Súng và bơ". Khi tăng chi tiêu cho quốc phòng để tăng khả năng phòng thủ đất nước (mua thêm súng), Chính phủ phải từ bỏ một phần tiêu dùng (một phần bơ), và như vậy mất đi cơ hội nâng cao mức sống của nhân dân.



Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó

Sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định, ta thường so sánh giữa chi phí và lợi ích của các cách hành động khác nhau. Cái khó ở đây là trong nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như khi mới nhìn qua.

Ví dụ, việc quyết định đi học đại học; Ích lợi của cách hành động này là giàu thêm kiến thức và có cơ hội có được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cộng các khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học phí, tài liệu, sinh hoạt phí,...). Nhưng tổng số tiền đó thực sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ để theo học đại học.

Ví dụ trên cho thấy:

  1. Thứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự là chi phí cho việc học đại học. Kể cả không phải học đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt, vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở. Tiền ăn uống ở trường đại học chỉ trở thành chi phí cho việc học đại học khi nó cao hơn ở những nơi khác. Cũng có khi, sinh hoạt phí ở trường đại học có thể rẻ hơn những nơi khác - Trường hợp này, số tiền tiết kiệm được trở thành ích lợi cho việc học đại học.
  2. Thứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học là thời gian của việc học. Khi dành một khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết tiểu luận, người ta không thể sử dụng nó để làm việc khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lương phải từ bỏ do không đi làm để đi học đại học là khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học.

Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi quyết định bất kỳ việc gì (chẳng hạn đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đến chi phí cơ hội gắn với các hành động có thể thực hiện. Chi phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa tuổi sinh viên có thể rất cao - họ có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu bỏ học, để chơi các môn thể thao nhà nghề. Đương nhiên, mọi người hiểu rằng, ích lợi của việc học đại học là quá nhỏ so với chi phí.



Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên

Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng có hoặc không, mà thường là dưới dạng tăng thêm hay giảm đi một lượng nào đó. Khi đến giờ ăn tối, bạn phải đối mặt không phải là ăn hay không ăn, mà là có nên ăn thêm một ít cơm hoặc thức ăn không. Khi kỳ thi đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vở hay học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một tiếng nữa hay dừng lại để lên mạng Wikipedia. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện tại. Cận biên có nghĩa là lân cận một cái gì đó và bởi vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh ở vùng lân cận.

Nhiều trường hợp, mọi người đưa ra được quyết định tối ưu nhờ tính đến điểm cận biên; bằng cách so sánh ích lợi cận biên và chi phí cận biên.

Các cá nhân và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn nhờ cách suy nghĩ ở điểm cận biên. Con người hành động hợp lý chỉ quyết định tăng thêm hành động khi thấy ích lợi cận biên còn cao hơn chi phí cận biên.

Nguyên lý 4: Con người đáp lại các kích thích

Con người ra các quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và ích lợi, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi chi phí, ích lợi hoặc cả hai thay đổi. Nghĩa là, con người đáp lại các kích thích. Ví dụ, khi giá bưởi tăng, mọi người quyết định ăn ít bưởi hơn, vì chi phí cho việc mua bưởi đã tăng lên. Đồng thời người nông dân trồng bưởi thuê thêm lao động và thu hoạch nhiều bưởi hơn vì lợi nhuận thu được từ bán bưởi tăng lên. Chúng ta thấy, tác động của giá cả lên hành vi của người mua và người bán trên thị trường, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu phương thức vận hành của nền kinh tế.

Con người tương tác với nhau như thế nào

Nhiều quyết định của chúng ta không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta, mà còn tác động đến những người xung quanh.



Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi

Hiện nay trên thị trường quốc tế, Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Xét trên một vài khía cạnh, thì điều này đúng vì các công ty Nhật và Hoa Kỳ đều sản xuất nhiều mặt hàng giống nhau. Hãng Toyota và Ford cạnh tranh để thu hút một nhóm khách hàng trên thị trường ô tô. Hewlett-Packard HP cũng cạnh tranh với Sony Vaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút cùng một nhóm hàng.

Rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước, thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ không giống như cuộc thi đấu thể thao là có kẻ thắng, người thua. Sự thật thì điều ngược lại mới đúng, thương mại giữa hai nước làm cả hai đều có lợi. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình sản xuất tốt nhất và nhờ vậy được hưởng thụ hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn. Nhật và Hoa Kỳ vừa là bạn hàng của nhau, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh của nhau.

Nguyên lý 6: Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế

Nửa cuối Thế kỷ XX với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có lẽ là thay đổi quan trọng nhất của nửa cuối thế kỷ này. Nền kinh tế của các nước này hoạt động dựa trên tiền đề là các nhà hoạch định trong chính phủ được đặt vào vị trí tốt nhất để định hướng hoạt động kinh tế. Họ là những người quyết định sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai. Thực chất, đây là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Hiện nay, hầu hết các nước từng có nền kinh tế hóa tập trung đều đã từ bỏ hệ thống này và đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của các nhà hoạch định kinh tế của chính phủ được thay bằng quyết định của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Họ toàn quyền sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối nó cho ai. Các hộ gia đình tự quyết định việc làm cho doanh nghiệp nào và mua cái gì bằng chính thu nhập của mình. Các hộ gia đình và gia đình tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và phúc lợi cá nhân định hướng cho các quyết định của họ.

Xét cho cùng, trong nền kinh tế thị trường không có ai chủ trương phụng sự xã hội với tư cách một toàn thể. Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua và người bán với vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và quan trọng hơn là mọi người đều quan tâm trước hết đến lợi ích của mình. Song cho dù quá trình ra quyết định có tính chất phân tán và người ra quyết định chỉ hướng tới lợi ích riêng của mình, nền kinh tế vẫn tỏ ra thành công khác thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung.

Nhà kinh tế Adam Smith (1723-1790) đã nêu ra nhận định nổi tiếng trong kinh tế học là: "Khi tác động qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình, đưa họ tới những kết cục thị trường đáng mong muốn". Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động kinh tế. Giá cả phản ánh cả giá trị của hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã hội phải chịu để sản xuất ra nó; vì hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và bán cái gì, nên vô tình họ tính đến lợi ích và chi phí xã hội mà hành vi họ tạo ra. Kết quả giá cả giúp các cá nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa phúc lợi xã hội.

Hệ quả của bàn tay vô hình: "Khi ngăn không cho giá cả điều chỉnh một cách tự nhiên theo quy luật cung - cầu, chính phủ cũng đồng thời cản trở bàn tay vô hình trong việc phối hợp hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp - những đơn vị cấu thành nền kinh tế". Đây là hệ quả quan trọng, nó lý giải tại sao thuế tác động tiêu cực tới quá trình phân bổ nguồn lực (thuế làm biến dạng giá cả, và do vậy làm biến dạng quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp).



Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục thị trường

Thúc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội là hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế lớn lên và vừa làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó.

Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Song vì nhiều nguyên nhân, đôi khi bàn tay vô hình bị tê liệt. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ "thất bại thị trường" để chỉ tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực theo cách có hiệu quả.

Có một nguyên nhân làm cho thị trường thất bại là ảnh hưởng bên ngoài. Ảnh hưởng bên ngoài là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc. Ví dụ về ảnh hưởng bên ngoài tiêu cực (hay chi phí của tác động bên ngoài) là ô nhiễm môi trường. Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho khí thải, thì nó có thể thải ra rất nhiều khí thải. Trường hợp này, chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về môi trường. Một ví dụ nữa về ảnh hưởng ngoại hiện tích cực (hay lợi ích của tác động bên ngoài) là phát triển khoa học. Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng. Trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.



Nền kinh tế với tư cách một tổng thể vận hành như thế nào

Trong phần này nêu lên ba nguyên lý liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế với tư cách một tổng thể.

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó

Mối quan hệ cơ bản giữa năng suất và mức sống khá đơn giản, nhưng nó mang một hàm ý sâu xa. Nếu năng suất là yếu tố then chốt quyết định mức sống, thì những cách lý giải khác về mức sống phải đóng vai trò thứ yếu. Nhiều người tin vào vai trò của công đoàn hoặc luật về tiền lương tối thiểu trong việc làm đã làm tăng mức sống của người dân Hoa Kỳ. Song người thực sự làm tăng đời sống người dân lại là năng suất lao động ngày càng cao.

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền

Tỷ lệ lạm phát ở các nước trên thế giới

Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

Đường Phillips dốc xuống phía phải

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Động cơ của người lao động ,Thái độ lao động

Để động viên kích thích người lao động thì người quản lý phải tạo được động cơ làm việc. Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động.

- Trong tâm lý học, có hai loại động cơ:

+ động cơ bên trong nằm trong bản thân hoạt động là nguyên nhân nội tại, là niềm tin, là tình cảm, là khát vọng bên trong thôi thúc con người hành động để đạt được mục đích. ( ví dụ như chăm chỉ, say mê làm việc vì yêu thích công việc, thích khám phá,...)

+ động cơ bên ngoài nằm ngoài hoạt động, từ phía những điều kiện khách quan chi phối con người, thúc đẩy con người hành động ( ví dụ: thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, khêu gợi lòng hiếu danh, mong đợi hạnh phúc và lợi ích tương lai,..)



Khi xem xét động cơ của người lao động, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề hứng thú. Hứng thú là một thành phần quan trọng của động cơ, nó là thái độ đặc biệt vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động, lao động của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó. Đặc điểm nổi bật của hứng thú là nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực hoạt động và do vậy mà hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động. Do đó trong công tác quản lý, các nhà lãnh đạo cần lưu ý  đến hứng thú của người lao động.
- Đối với những người lao động trí óc, các nhà nghiên cứu đã xác định có sáu loại động cơ cơ bản:
+ Động cơ kinh tế: làm việc vì nhu cầu thu nhập kinh tế
+ Động cơ nghề nghiệp: tâm huyết với nghề nghiệp, khát vọng tìm tòi, sáng tạo, ...
+ Động cơ danh vọng: Vì mong muốn được phát triển và thành đạt, vì danh tiếng cá nhân, đất nước
+ Động cơ quán tính, thói quen: làm việc vì thói quen, quán tính thấy
mọi người làm thế nào thì mình cũng phải làm như thế để nuôi gia đình.
+ Động cơ đố kỵ: ở một số người, họ làm việc vì cạnh tranh để mà tồn tại, họ sẵn sàng công phá, kìm hãm những người khác
+ Động cơ lương tâm, trách nhiệm: vì động cơ tiến bộ và mưu cầu hạnh phúc chung cho nhân loại (ở các nhà khoa học chân chính)
Để cổ vũ các cá nhân có những động cơ tích cực, trong công tác quản lý phải nắm và xây dựng được các mức độ xã hội: quy tắc, luật lệ, đạo đức, thói quen,... những định mức này được thể hiện dưới dạng các khuôn mẫu hành vi và cách ứng xử giữa con người với con người và với các giá trị đang vận hành trong xã hội; cần làm cho con người hiểu được khả năng đích thực của mình để làm người lao động thấy được đích mà mình phải vươn tới, có trình độ đúng đắn với đích đó.
Đặc biệt người lãnh đạo cần phát hiện và hiện thực hóa động cơ làm việc của người lao động. Ở mỗi người lao động động cơ làm việc khác nhau và trong những thời điểm khác nhau thì động cơ làm việc cũng khác nhau.
Nhà lãnh đạo cần biết yếu tố nào thúc đẩy ngƣời lao động mạnh mẽ, hiệu quả nhất. Đồng thời cần phân biệt động cơ nào là chính đáng và động cơ nào là không chính đáng.



 Thái độ lao động
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy thế nào về một điều nào đó. Ví dụ: “ tôi thích công việc này”, tức là tôi đang biểu lộ thái độ về công việc. Đánh giá của thái độ dựa trên phương diện: tốt – xấu; có lợi – có hại; dễ chịu – khó chịu,...
Có 3 loại thái độ lao động:
- Hài lòng với công việc: Người hài lòng trong công việc sẽ có thái độ làm việc tích cực và ngược lại
- Gắn bó với công việc: được định nghĩa như là mức độ qua đó một người nhận biết công việc của mình, tích cực tham gia vào công việc và họ cho rằng kết quả thực hiện công việc là quan trọng cho chính bản thân mình.
Như vậy sự gắn bó với công việc càng cao sẽ làm giảm tỉ lệ vắng mặt và tỉ lệ thôi việc.
- Cam kết với tổ chức: thể hiện mức độ một nhân viên gắn bó chặt chẽ với tổ chức và mục tiêu của tổ chức, mong muốn luôn được là thành viên trong tổ chức. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ nghịch biến giữa cam kết với tổ chức và sự vắng mặt hay tỷ lệ thuyên chuyển.
Trong lao động, các nhà quản lí thường chú ý đến thái độ của người lao động đối với công việc. Sau đây là biểu hiện của một người lao động có thái độ tốt.
- Sự đam mê với công việc.
Đam mê đối với công việc thể hiện qua việc dành hết tâm nguyện đối với nhiệm vụ được giao, trăn trở và suy nghĩ không ngừng cho việc thực hiện tốt nhất công việc đó. Đam mê với công việc cũng đồng thời với việc hi sinh các lợi ích cá nhân dành hết thời gian, sức lực cho công việc. Đam mê trong công việc cũng là việc nhận thấy giá trị đích thực của mình trong kết quả công việc đó – Là lòng tự trọng, vị thế, đẳng cấp của chính bản thận.
Vì vậy nhà lãnh đạo phải tạo ảnh hưởng và huấn luyện họ đến khi nào họ nhận thấy: chính công việc khẳng định vị thế của họ, công việc làm cho họ trưởng thành với một tương lai tốt đẹp, công việc đem lại cuộc sống hàng ngày cho họ và người thân của họ.
Nhân viên của bạn đam mê công việc thì họ làm việc hết mình, không một cản trở nào ngăn được ý chí của họ. họ còn lôi kéo thêm nhân viên khác cùng theo, bởi vì họ nhận rõ giá trị việc làm của họ.
- Cần cù và cần cù hơn nữa.
Phần thưởng thường dành cho những người cố gắng “hơn một tý”.
Trong công việc, khi đã hết giờ mà nhân viên ngồi thêm ít phút nữa để hoàn thành xong bản báo cáo, hoặc dành lại ít phút kiểm tra lại công việc đã thực hiện trong ngày... đó là sự cần cù hơn nữa. Mỗi ngày mỗi sự cần cù như vậy sẽ trở thành thói quen đối với họ.
- Sự học tập không ngừng.
Đánh giá việc học tập của nhân viên không nên dừng lại ở việc bằng cấp và các chứng chỉ đạt được. Bạn hãy quan sát và đối chiếu từ sự tiến bộ của họ. Hãy chú ý đến việc tự học hỏi của họ, bắt đầu từ việc chăm chú theo dõi người khác, đặt vấn đề, bắt chước... rồi đến việc họ tự mày mò tìm kiếm các quyển sách, tài liệu để đọc. Bạn nên có những lời động viên thích hợp với họ.
- Tính đồng đội
Tính đồng đội hoặc là khả năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ nhân viên nào trong một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Lợi ích của tính đồng đội vô cùng to lớn, thể hiện truớc hết là sự khẳng định văn hóa doanh nghiệp – Đó là “cái hồn” của doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm chung và đến cùng với sứ mệnh của toàn công ty... Nhà lãnh đạo cần hết sức quan tâm yếu tố này của từng nhân viên, vì lựa chọn được những nhân viên như vậy không những sẽ đạt được các mặt lợi nêu trên cho doanh nghiệp mà còn tạo ra một bầu không khí thân thiện, đoàn kết, ngăn chặn được tính bè phái, cục bộ.
- Lòng nhiệt huyết
Đó là sự thể hiện một sức sống tràn trề, sẵn sàng vượt qua tất cả các trở ngại và rào cản. Có lòng nhiệt huyết sẽ chấm dứt sự buồn tẻ và chán nản trong công việc. Lòng nhiệt huyết có tính chất ảnh hưởng rất cao. nó có thể lôi kéo những người khác thay đổi dần những hành vi chưa phù hợp của mình.
Một nhân viên tràn đầy nhiệt huyết trong công việc khi mới nhận nhiệm vụ thì khả năng đạt kết quả đã được đánh giá 80%. Vì rằng họ đã tìm thấy triết lý trong công việc. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo phàn nàn về sự hững hờ, không tự hào với công việc, đứng núi này trông núi kia... của nhân viên.
- Tự nhận thức.
Một người thành công là một người truớc hết phải biết rõ hơn ai hết về chính bản thân mình, biết được sở trường, sở đoản, điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng. Ông cha ta hay dùng câu: “Biết thân, biết phận” nhằm đề cập nội dung này.Tuy nhiên, không phải dễ dàng tìm thấy được nhân viên ngay từ đầu đã có yếu tố này. Họ luôn cảm thấy mình giống ai đó, phải đạt được cái gì như ai đó, và bắt mọi người phải xử sự với họ như xử sự với một người nào đó...
Đối với doanh nghiệp, ngay từ đầu phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, tăng cường kiến thức quản trị nhân sự truớc hết đó là thực hiện tốt nội dung phân tích công việc. Kết hợp các yếu tố trên để doanh nghiệp xây dựng các quy chuẩn trong việc lựa chọn các ứng viên thích hợp cho doanh nghiệp truớc khi họ trở thành những thành viên.
Để mọi người làm tốt việc này, yếu tố không thể thiếu được đó là sự giáo dục. hãy đến với họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ gia đình, từ tập thể... hướng họ hãy đứng bằng đôi chân của chính mình, tránh xa những suy nghĩ và hành động dựa dẫm, lạm dụng nhờ vả. Và từ đó sẽ hình thành nên thái độ tốt đối với công việc - Sự nghiệp mà cả xã hội mong muốn

18-9-21 -TLHQL

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Phong cách Đông Dương - Indochine

 Giữa muôn vàn kiến trúc khác nhau song phong cách Đông Dương (Indochine Style) vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của gia chủ. Không phải ngẫu nhiên mà hàng thập kỷ trôi qua, kiến trúc này vẫn được sự yêu mến của nhiều người trong thiết kế biệt thự, nhà phố, căn hộ… vậy phong cách Đông Dương là gì, có gì nổi bật ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là gì 

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là sự hoà quyện nhịp nhàng giữa vẻ đẹp hoài niệm của của truyền thống Á Đông vừa mang đậm phong cách lãng mạn của phong cách pháp. Sự kết hợp ăn ý giữa 2 bản sắc mang đến một nét phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật qua sự tinh hoa, và bề dày lịch sử để người nhìn vừa cảm nhận được sự mộc mạc, ấm áp, giản dị nhưng cùng đầy sang trọng và kiêu sa trong thiết kế kiến trúc.

Hay nói cách khác kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp giữa phong cách tân cổ điển Pháp và bản sắc văn hóa Việt Nam.  Phong cách này đại diện cho sự hòa trộn tinh tế, đặc sắc giữa 2 nên văn hóa Đông – Tây với những điểm khác biệt rõ rệt.



Lịch sử hình thành phong cách Đông Dương là gì

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) được xuất hiện khi Pháp bắt đầu công cuộc xâm chiếm khu vực Đông Nam Á – hay còn gọi là Đông Dương. Đó là vào khoảng những năm 1893-1954. Phong cách này ban đầu được gọi là phong cách thực dân, dần dần được gọi là “Indochine” và phát triển đầu những năm 1920 ở Việt Nam.

Thiết kế kiến trúc Pháp khi mới du nhập vào Việt Nam thì gặp phải nhiều hạn chế, khó khăn. Do thời tiết Việt Nam khá nóng ẩm, có mưa nhiều,… nên gặp nhiều bất cập trong quá triết kế thi công. Lại thêm sự ảnh hưởng của Pháp đến Việt Nam bắt đầu giảm sút từ những năm 30, 40 của thế kỉ XX.

Cho nên để tranh thủ được lòng dân, các kiến trúc sư học tại trường Mỹ thuật Đông Dương nảy sinh ý tưởng. Đó là ứng dụng phong cách kiến trúc Pháp nhưng lồng ghép thêm kiến trúc văn hóa Việt Nam vào công trình.

Cha đẻ của phong cách này chính là kiến trúc sư Ernest Hébrard, giáo sư trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông gọi nó là kiến trúc Đông Dương nhưng thực chất đây là phong cách chiết trung Á – Âu. Không chỉ có kiến trúc của 3 nước Đông Dương trong đó mà còn có cả của Trung Quốc.

Ernest Hébrard đã sáng tạo ra kiến trúc Đông Dương khá độc đáo và mang lại nhiều công trình có giá trị nghệ thuật cao gây được sự chú ý. Và trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là một trong những công trình đầu tiên cho phong cách kiến trúc Đông Dương mà ông thiết kế. Tính đến năm 2020, công trình này vẫn còn giữ được nét thiết kế kiến trúc độc đáo và nét đẹp giao thoa của nhiều quốc gia.

Hiện nay phong cách Đông Dương chọn lọc những chi tiết trang trí thể hiện đậm chất truyền thống Việt cổ, đơn giản và tinh tế, dễ dàng ứng dụng trong thực tế mà không khiến không gian trở nên nặng nề. Đồng thời, các kiến trúc sư công ty thiết kế xây dựng khi ứng dụng phong cách này đã khéo léo kết hợp với những tiện nghi hiện đại để phù hợp với phong cách sống hiện nay, đem lại sự thoải mái và tiện ích cho người sử dụng

Ngày càng có nhiều thiết kế kiến trúc đã du nhập vào Việt Nam nhưng phong cách Đông Dương vẫn là phong cách xuất hiện đâu đó, trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sang trọng.

Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc Đông Dương hoàn toàn sử dụng những chất liệu và kỹ thuật mới. Hệ khung được làm bằng bê tông cốt thép, khả năng chịu lực cao.
  • Phần khung làm từ thép tiền chế, sành sứ đa màu. Phần ngói làm từ đá xám chẻ (hay còn gọi là ngói ardoise) với gạch có họa tiết caro vô cùng ấn tượn.
  • Một số chi tiết hiện đại thời bây giờ cũng thường được ứng dụng vào phong cách kiến trúc Đông Dương như cột thu lôi, bóng đèn điện, cổng sắt uốn,…

Giải pháp kiến trúc

  • Để phù hợp với thời tiết, khí hậu ở Việt Nam, công trình thường thi công xây dựng hành lang, dàn pergola rộng, dài nối dài gắn với công trình.
  • Phần tường gần trần nhà sẽ được lắp đặt các hệ lam gió giúp thông thoáng vừa tận dụng nhiều ánh sáng tự nhiên, hầu hết các công trình đều có khuôn viên rộng ở trong để tăng thêm ánh sáng và thoáng đãng.

Dùng hệ mái khác biệt:

  • Mái ngói là một trong những loại mái được ưu tiên trong hầu hết những công trình mang phong cách Đông Dương, mái ngói với độ dốc cao được nhô ra che năng che mưa hiệu quả, thoát nước nhanh chóng rất phù hợp với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam.
  • Các sênô thu nước nằm dọc phần mái. Một số công trình ứng dụng phần mái vút cong ở góc, góc mái chồng diêm theo kiểu truyền thống. Họa tiết hoa văn được trang trí ở đỉnh mái và góc cong của mái.

Sử dụng hệ cửa phong cách đông dương là gì

  • Các cửa sổ được bố trí khá dày nhằm tăng sự thông thoáng để phù hợp với thời tiết khí hậu Việt. Phố biến nhất là cửa chợp giúp thông gió ngay cả khi đóng kín cửa. Ngoài hành lang cũng được thiết kế cửa sổ giúp ánh sáng vào nhà nhiều nhất có thể.

Nét đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất

Mỗi phong cách có một đặc điểm riêng và phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất cũng vậy. Những nét đặc trưng mang vẻ đẹp riêng từ cách sử dụng màu sắc, vật liệu và hình dáng trang thiết bị… dưới đây bài viết sẽ nêu những đặc trưng tiêu biểu để bạn có thể tìm hiểu.

Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Indochine

  • Các gam màu trung tính luôn được ưu tiên sử dụng trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương Indochine, bao gồm các màu vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
  • Ngoài ra những tone màu nóng như màu vàng cam, đỏ, tím xanh nhạt cũng được tận dụng để làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian.
  • Những sắc màu đậm chất tự nhiên từ những vật dụng bằng gỗ, tre, may… đậm chất Á Đông cũng được sử dụng nhằm cảm nhận được sự mộc mạc ấp ám. Có thể nó rằng,  phong cách Đông Dương khá giống với phong cách đồng quê trong thiết kế nội thất shop thời trang với những tông màu ấm áp.

Chất liệu sử dụng phong cách đông dương là gì

  • Chất liệu gỗ:  Một trong những chất liệu được ưu tiên sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương chính là chất liệu gỗ.  Ngoài tính chất mềm, bền chắc, gỗ còn có thể khắc những hoa văn họa tiết dễ dàng và thường được ứng dụng nhiều trong nội thất hoặc các hệ cửa, lát sàn, trần nhà, hệ khung kết cấu và console của mái, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn,…
  • Chất liệu tre: Do có khả năng chống mối mọt tót, độ bề cao, thân thiện với môi trường, dễ dàng tận dung nên chất liệu tre được sử dụng trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương để làm đồ trang trí, trang thiết bị… nhằm tạo nên hình ảnh đẹp mắt, sang trọng lại rất gần gũi.
  • Chất liệu gạch: Những gạch bông, gạch nung thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất Đông Dương để tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng cho không gian.

Hoa văn họa tiết sử dụng

Nhắc đến thiết kế nội thất phong cách Đông Dương Inchone thì không thể không nhắc đến những hoa văn họa tiết, đây được xem là những nét đặc trưng dễ dàng nhận thấy và làm nên vẻ đẹp của kiến trúc này.

Họa tiết hoa văn được xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, với cách thể tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá… tất cả đều mang đậm bản sắc của văn hóa Việt và thể hiện tính nghệ thuật cao.

  • Họa tiết Kỷ Hà: Đây được xem là một trong những họa tiết đẹp được ứng dụng khá phổ biến, đặc trưng của họa tiết này chính là họa tiết mắc lưới lục giác giống vải trên mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi, có độ dài ngắn khác nhau và canh thăng hơi cong nhẹ… Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân… được sử dụng trong các đồ vật trang trí tạo nên một vẻ đẹp hài hòa nhưng vô cùng thu hút.

  • Họa tiết hình chữ nhật:  Có thể dễ dàng nhìn thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong phong cách Indochine với họa tiết hình chữ nhật được trang trí với các chữ Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Các đường nét đơn giản và nằm gọn trong một ô hoặc có thể thiết kế tuy ý để phù hợp với không gian.
  • Họa tiết tĩnh vật: Bao gồm trái châu và bát bửu. Trong đó, trái châu gồm họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái, bạn có thể thấy họa tiết này trên nóc chùa. Còn bộ bát bửu thường thấy gồm có quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…
  • Họa tiết hoa lá, dây lá, quả:  Họa tiết này bao gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen, đây cũng là biểu tượng Tứ Qúy của 4 mùa rất được nhiều gia đình Việt yêu chuộng.
  • Họa tiết hình thú: Họa tiết này sẽ dùng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt, thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Trong đó, họa tiết Tứ linh: Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra còn có cọp, sư tử, dơi, cá,
  • Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam

    • Tượng phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên
    • Con giống, con rối: đây là những biểu tượng dân gian
    • Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
    • Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
    • Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
    • Bồ đề: cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức phật

    Nội thất trong phong cách Đông Dương là gì 

    • Nội thất trong phong cách kiến trúc Đông Dương là sự hòa trộn giữa bản sắc dân tộc và sự cách tân từ những các nước phương Tây.
    • Các nội thất bằng gỗ như  sập gụ, tủ chè, phản, bình phong. Đây đều là những nét đặc trưng không thể bị mai một của người Việt Nam. Kết hợp cùng với đó là những món đồ nội thất hiện đại từ phương Tây như: những chiếc quạt trần, đèn chụp để bàn, đồng hồ quả lắc,… tạo nên một không gian vừa truyền thống vừa hiện đại đầy đủ tiện nghi.
    • Có thể nói rằng Indochina Interior Design được ví như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông” vừa có vẻ đẹp lãng mạn tinh tế vừa truyền thống đằm thắm.



Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .