Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Các nguyên tắc giao tiếp dân chủ trong kinh doanh

 

1: Hãy tôn trọng khách hàng, bạn hàng: Hãy nêu cao khẩu hiệu: “khách hàng là thượng đế”. 
- Từ nguyên tắc này, những người hoạt động trong thương trường cần luôn tôn trọng phẩm giá của mọi loại khách hàng. 
- Nên nhớ rằng chớ có phân biệt đối xử với khách hàng giàu – nghèo, sang – hèn,…
- Ngay trong việc cạnh tranh, các doanh nghiệp lớn nên nhớ rằng nếu các doanh nghiệp nhỏ bị đè bẹp thì kinh doanh bị sập tiệm vì mất hết chân rết, cây doanh nghiệp bị chụi hết cành và lá.


2: Mọi người phải chân thành với nhau: tức là nói cho hết ý mình, còn người nghe cũng nghe cho hết đừng có ngắt lời. 
- Nghe và nói là hai hành động đi liền với nhau, đòi hỏi con người phải học tập.
- Trong kinh doanh, phải nói với nhau một cách chân thật, ôn tồn, mộc mạc, giản dị, văn minh lịch sự và tăng cường dùng từ cảm ơn.
- Chớ có nói năng thô tục, xỉ vả lấn nhau mà biến bạn thành kẻ thù.
- Trong kinh doanh phải biết cách nghe: lắng tai nghe, chú ý nghe.
- Nghe nhiều sẽ thu đc nhiều thông tin hữu ích.

3: Nguyên tắc dân chủ bàn bạc:  để tìm những quan điểm chung, lợi
ích chung. 
- Thông thường khi bàn bạc mỗi bên đều có lập luận riêng để bảo vệ quyền lợi riêng. 
- Khi tiến hành bàn bạc, các bên phải dựa cơ sở của quan điểm xây dựng để đi đến một quyết định chung có thể dung hòa lợi ích cho cả hai bên. 
- Nhờ có bàn bạc mà nhà doanh nghiệp sẽ tiếp thu đc nhiều ý kiến của công nhân viên, của khách hàng. 
- Từ đó nhà quản lý sẽ điều chỉnh đường lối và chính sách kinh doanh cho hợp lý, hợp thời.




4: Nguyên tắc thông cảm: các bên tham gia giao tiếp cần phải thông cảm với nhau về hoàn cảnh, về khả năng, về quyền lợi để mỗi bên nhân nhượng nhau chút ít. 
- Muốn vậy, mỗi bên giao tiếp hãy tự đặt mình vào địa vị của đối tác để rồi tư duy theo quan điểm của mình để có thể đi đến một quyết định phù hợp với mục đích của cả hai bên.

5: Nguyên tắc chờ đợi:  Trong giao tiếp bàn bạc cần phải có thời gian để hai bên suy nghĩ mới đi đến thống nhất ý kiến. 
- Vì vậy, mỗi bên phải có sự chờ đợi với thái độ thân thiện, thông cảm cho nhau.



6: Nguyên tắc chấp nhận: Trong kinh doanh việc chấp nhận ở đây là biết chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, biết nhường nhịn những khách hàng khó tính, biết tính toán làm ăn lâu dài chấp nhận lấy lãi ít, biết dùng người dưới quyền sao cho phù hợp giữa tính cách, năng lực mỗi người với cương vị của họ. 
- Đừng đối xử tàn tệ, thành kiến, sa thải họ khi họ mới mắc khuyết điểm lần đầu,… 
- Riêng với nghề kinh doanh, những người hoạt động trên thương trường phải biết chấp nhận rủi ro có thể xảy ra của một nghề đầy tính mạo hiểm, tiếp đó là biết chấp nhận nghề “ làm dâu trăm họ”, chịu khó chiều khách hàng, thậm chí nhiều khi phải vui vẻ, nén cơn tức giận tức thời để đón khách hàng khó tính.Chỉ có như vậy khách hàng mới mến mộ và làm ăn mới có lãi.



7: Nguyên tắc sống phải trung thực:Trong kinh doanh là không được bán hàng giả cho khách, không được trốn lậu thuế của Nhà nước để lấy lãi một cách phi nhân đạo. Kinh doanh là phải có lãi, nhưng tiền lãi trong kinh doanh phải do sự làm ăn chân chính như biết cách tính toán sao cho cả chủ hàng và khách hàng cùng có lợi.

BA:28/10/21


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .