Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

ĐÚC KẾT CỦA NGƯỜI XƯA

ĐÚC KẾT CỦA NGƯỜI XƯA
Người xưa đã từng dạy:
“Nhìn mặt, khó nhìn lòng”.
Dễ quen mà khó biết
Người ấy tốt hay không.
Cho nên không ít lúc,
Do đánh giá nhầm người,
Ta buộc phải trả giá
Và hối hận suốt đời.
Vậy làm sao phân biệt
Quân tử và tiểu nhân?
Người xưa đã đúc kết
Qua trải nghiệm nhiều lần.
1
Muốn kiểm tra để biết
Bản lĩnh của một người,
Xem cách họ xử sự
Khi vấp ngã trên đời.
2
Khi muốn biết ai đó
Sống có nghĩa, có lòng,
Phải xem để biết họ
Yêu loài vật hay không.
3
Để biết được ai đó
Đang toan tính điều gì,
Hãy nhìn ánh mắt họ,
Cả khi họ quay đi.
4
Muốn biết giá trị thật
Để làm ăn lâu dài,
Hãy cố gắng tìm hiểu
Đối thủ họ là ai.
5
Khi muốn biết ai đó
Là bạn tốt hay không,
Thì phải chờ đến lúc
Túi rỗng và tiền không.
6
Còn muốn biết tố chất
Của một người thế nào,
Hãy quan sát người ấy
Hám lợi nhỏ ra sao.
7
Muốn tìm hiểu tính cách,
Chỉn chu hay thích lười,
Hãy nhìn vào chữ viết.
Vì chữ viết là người.
8
Muốn biết ai đó sống
Chân thật và thực lòng,
Xem người ấy có nhớ
Những gì đã nói không.
9
Muốn chọn người tử tế
Để làm bạn suốt đời,
Phải tránh người có thói
Nói xấu sau lưng người.
10
Muốn biết ai ăn bám
Hay thích trò đỏ đen
Hãy lặng lẽ quan sát
Cách người ấy tiêu tiền.

TBT -FA

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Những câu chuyện của ông

Ngày 2/2/2016  -  (24/12 Âm Lịch)
Hình ảnh Chùa Bắc Lãm

Thế giới này là một bức tranh muôn màu muôn vẻ





Tôi thường nghe người ta nói không có gì tồn tại vĩnh viễn đến một lúc nào đó nó rời xa chúng ta mãi mãi

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Cụ già ra đi cô độc ở viện dưỡng lão để lại bài thơ khiến bao người cảm động

Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với cha mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng. 
Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.Câu chuyện xúc động về người đàn ông già Cʜết  cô đơn trong viện dưỡng lão này đã làm thức tỉnh trái ƫім của hàng triệu người trên thế giới…
Tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua.
Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, không có chút tiền làm ‘của để dành’ lúc cuối đời, và con cái ông cũng quá bận rộn để thỉnh thoảng có thể ghé thăm ông.
Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.
Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ “Cranky Old Man” của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh.
Bài thơ nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái ƫім của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ.
Ông lão gàn dở
Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?
Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm
Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần
Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm”
Người luôn mãi bỏ quên… một chiếc giày hay tất?
Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc
Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình
Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực
Và chú rể đôi mươi, với trái ƫім rực cháy
Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.
Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người Pʜụ пữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.
Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và ʂợ ʜãı
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn ɱấƫ đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa
Thân Xӓc bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi
Tuy trái ƫім ngừng Đậр, chỉ còn là đá lạnh
Nhưng trong thân Xӓc này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy
Và chú rể đôi mươi, với trái ƫім rực cháy.
Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa.
Để rồi một ngày kia, trái ƫім bừng sống dậy
Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…
Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa
Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi
Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu
Hãy mở mắt và nhìn
Chẳng phải lão già đâu
Hãy lại gần và thấy… một TÔI thật trẻ trung”.
Giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi…
Bài thơ thực sự xúc động này sau đó đã lan truyền khắp nước Úc, có mặt trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh và trở thành một hiện tượng toàn cầu, lan truyền mạnh mẽ trên mạng Internet. Giá trị của bài thơ không phải nằm ở câu chữ ‘điêu luyện’, chau chuốt hay là một tác phẩm nghệ thuật kinh điển, mà nằm ở trái ƫім chân thành của một người đàn ông sắp về với Cʜύą nhớ về cuộc đời mình và nhắn nhủ với người ở lại.
Mak đã từng có một tuổi thơ yên bình với cha mẹ, có một người thầm thương trộm nhớ thời niên thiếu. Đến khi trưởng thành, ông xây dựng một tổ ấm hạnh phúc với người bạn đời và những đứa con ngoan. Thời gian trôi đi, khi chúng trưởng thành và rời xa ông, người vợ hiền đã bầu bạn với ông đến khi bà sang thế giới bên kia.
Những kỷ niệm giản dị ấy là ‘vốn liếng’ quý giá nhất cho tuổi già cô đơn của Mak. Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, tuy sống trong cô đơn nghèo khổ, ông vẫn giữ một trái ƫім đầy lửa, vẫn muốn sống hết mình với cuộc đời.
Đời người tuy ngắn ngủi nhưng ai cũng có thể làm nó trở nên ý nghĩa nếu biết sống hết mình và trân trọng những điều giản dị. Từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi kết hôn và xây dựng gia đình, Mak cũng giống như bao người bình thường khác. Nhưng khác với sự bi quan thường thấy của tuổi già, Mak có một trái ƫім bỏng cháy. Ẩn sau dáng vẻ già nua, khắc khổ, người đàn ông này là cả một ‘kho báu’ tâm hồn vô giá.
Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi hãy cố gắng ở bên cha mẹ mình và chăm sóc họ khi còn có thể. Hãy quan tâm tới cảm xúc của cha mẹ thay vì bị cuốn đi bởi cuộc sống bề bộn, vì rất có thể một ngày bạn muốn nói lời yêu thương với họ thì đã quá muộn…
Thiện Phong 

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Nhớ rừng


Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

          *

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Thế Lữ

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

VÌ SAO TÔI NGHÈO MÀ ANH LẠI GIÀU?

Ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”.
1. CHUYỆN ANH NÔNG DÂN
Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi … và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại…nghèo.
Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?
Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.
2. CHUYỆN CÔ THỢ DỆT
Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?
Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.
Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.
3. CHUYỆN ANH HỌA SĨ
Một anh họa sĩ tên Nghèo, làm công ở xưởng chép tranh. Nghèo khéo tay vẽ đẹp, tranh của danh họa nào vẽ cũng giống một chín một mười. Nhưng đã sáu năm rồi, Nghèo vẫn cứ ... chép tranh.
Còn anh họa sĩ tên Giàu, chép tranh chả đẹp bằng Nghèo, chủ bán không được nên cho nghỉ việc. Giàu ngẫm tranh chép cũng là đồ giả mà lại đắt, chỉ bọn trọc phú mới mua. Giàu phóng tranh thành ảnh, lồng khung sang trọng rồi bán giá chỉ bằng 1/4 tranh của ông chủ nơi Nghèo làm việc. Thấy Giàu phất nhanh Nghèo hỏi cách nào, Giàu bảo “tại tớ bán khung mà người thì lại mua tranh”.
Ngẫm ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?” Chính vì vậy nhiều người không bao giờ nhìn thấy những nhược điểm của mình để tự khắc phục và cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.
Nguồn: Đỗ Chí Hiếu/ VnExpress

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Tiết lộ chính xác nguồn gốc của sự giàu có!

Mọi người đều muốn trở thành người có tiền, mà sự giàu có lớn nhất của người có tiền lại hiếm khi được chú ý. Sự giàu có này chính là thái độ làm chủ của họ đối với tiền bạc chứ không phải vì tiền mà phải ra sức làm việc. Ý thức về sự giàu có không phải tự nhiên mà có, nó chính là được bồi dưỡng từ khi còn nhỏ. Vậy khi người giàu vẫn còn đang là học sinh tiểu học, bọn họ đã trưởng thành như thế nào và tiếp nhận nền giáo dục ra sao?

Hành động (Activeness): Rác bẩn nhưng tiền không bẩn.
Một người đàn ông Do Thái nhớ lại, khi còn học mẫu giáo, mẹ đã từng nói với ông rằng những người nhặt rác ven đường đang dùng chính sức lao động của họ để tạo ra giá trị, bất kỳ hình thức lao động nào cũng đều phải được tôn trọng. Kinh nghiệm này cho ông biết rằng: rác bẩn nhưng tiền không bẩn.
Ở nước Mỹ, có hơn 50% "thế hệ giàu có thứ 2" ở tuổi vị thành niên hoàn toàn dựa vào bản thân để làm việc kiếm thêm tiền tiêu. Tổng thống Mỹ Donald Trump khi 14 tuổi đã làm một nhân viên bán hàng. Kinh nghiệm trong việc bán hàng tận nhà tại các khu dân cư cao cấp đã giúp ông hiểu rõ hơn về thị trường bất động sản và có sức thuyết phục mạnh mẽ khi đàm phán với khách hàng.
Lợi ích (Benefaction): Thường làm việc thiện, vui khi giúp người.
Gia tộc Rockefeller là một trong những gia tộc giàu có nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, và họ đã duy trì sự giàu có của gia tộc mình trong một thế kỷ vì phẩm chất lương thiện của họ. Kể từ đầu thế kỷ trước, gia tộc Rockefeller đã thiết lập nên một nền tảng, trẻ em trong gia đình đã được tiếp xúc với phúc lợi công cộng từ khi còn nhỏ dưới ảnh hưởng của những người lớn tuổi.
Trên thực tế, 91% nhà giàu ở Mỹ đều khích lệ trẻ em tham gia hoạt động từ thiện, trẻ em của những gia đình này sẽ dùng một khoản tiền tiêu vặt của mình hoặc đồ chơi, sách, báo để quyên góp cho các tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người cần thiết.
Tín dụng (Credit): Tín dụng là tiền tệ, nói được, làm được và phải thực hiện đúng lời đã hứa.
Có câu chuyện rằng, một cậu bé 9 tuổi đứng dưới ánh đèn đường mờ nhạt, bàn tay nhỏ nhắn lật từng trang giấy trong cuốn sổ ghi chép trong làn gió lạnh, kiểm tra xem địa chỉ ghi ở phía trên. Cậu bé đó là vì ba của cậu nên mới đến. 
Ba cậu bé là một nhân viên bán hàng, do bị ốm nên không thể thực hiện được lời hứa với khách hàng, do đó mới nhờ con trai mình tới để hoàn thành nốt lời hứa. Mặc dù chỉ là một khoản tiền ít ỏi nhưng đối với ba của cậu bé mà nói, nếu đã hứa với ai một điều gì thì nhất định phải làm bằng được.
Cậu bé đó sau này là John McKay, một nhà đầu tư tín dụng nổi tiếng, được biết đến với cái tên "Wall Street Knight". Tại thời điểm Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, John Mack đã nắm giữ vị trí dẫn đầu của Morgan Stanley, bằng sự đảm bảo về tài chính của mình, ông đã thành công trong việc dẫn dắt nền kinh tế dần khôi phục, nhận được lòng tin của mọi người. Ông thường nói, ý thức về tín dụng của bản thân được bồi dưỡng từ lời nói và hành động của cha mình.
Cần cù lao động tạo ra giá trị, tích cực công ích hồi đáp xã hội, nói được làm được, hứa được thực hiện được, những điều này đều là phẩm chất để những người giàu có tích lũy thêm tiền tài của mình trên con đường phát triển tài vận.
Toàn bộ quá trình người nghèo trở thành người giàu
Có phải bạn cho rằng mình chính là một người nghèo? Nếu là như vậy, có phải bạn đã từng nghĩ tới việc làm sao để cải thiện tình hình của mình, ngay từ bây giờ sẽ tích lũy cho bản thân? Hãy xem qua những nguyên lí dưới đây, có thể sẽ giúp ích cho bạn.
1. Biến sinh hoạt phí thành nguồn vốn đầu tiên
Một người mua 50 đôi dép với giá 1 triệu và bán ra với giá 30 ngàn 1 đôi, tổng cộng anh ta thu lại được một triệu rưỡi. Một anh chàng khác rất nghèo, 1 tháng nhận được 1 triệu tiền trợ cấp, tất cả đều được dùng để mua gạo và gia vị mắm muối.
Cùng là 1 triệu, nhưng người thứ nhất đã dùng nó để kinh doanh làm tăng thêm giá trị, biến nó trở thành đồng vốn kinh doanh. Ngược lại, người thứ 2 với 1 triệu vẫn giữ nguyên giá trị không đổi, nó cuối cùng vẫn chỉ là tiền sinh hoạt phí.
Vấn đề của người nghèo đều nằm ở đây, họ rất khó có thể biến tiền sinh hoạt phí của mình trở thành vốn đầu tư, càng không có ý thức về vốn cũng như không có kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh, do đó người nghèo cứ ngày một nghèo thêm.
Triết lý: Tham vọng chính là động lực lớn nhất của con người, chỉ có những người có tham vọng giàu có và có cảm hứng trong quá trình đầu tư kiếm tiền mới có thể biến sinh hoạt phí trở thành "nguồn vốn đầu tiên" của mình. Đồng thời, tích lũy ý thức về vốn cũng như kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh để đạt được thành công cuối cùng
2. Càng ở những năm đầu tiên thì khó khăn càng lớn
Thực tế, người nghèo muốn trở thành giàu có thì khó khăn lớn nhất là nằm ở những năm đầu tiên. Trong giới giàu có có một định luật: đối với những người tay trắng mà nói, nếu 1 triệu đầu tiên tốn mất 10 năm, vậy thì từ 1 triệu đến 10 triệu có thể chỉ mất 5 năm, và từ 10 triệu đến 100 triệu thì chỉ cần có 3 năm là đủ.
Định luật làm giàu này cho chúng ta biết rằng, bởi vì bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm và kinh phí để bắt đầu, giống như chiếc xe đã chạy, tốc độ đã được tăng thêm, chỉ cần đạp nhẹ, cũng đủ khiến chiếc xe chạy nhanh như bay. 5 năm đầu tiên có thể là thời gian khó khăn nhất, nhưng sau đó nó sẽ ngày càng dễ dàng hơn.
Triết lý: Người nghèo đều không chỉ không có vốn, mà vấn đề lớn nhất đó là họ không có ý thức về vốn cũng như không có kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh. Tiền của người nghèo nếu không phải là vốn, cũng chỉ có thể ngày một nghèo thêm.
3. Sự giàu có của người nghèo chỉ là bộ não
Sự khác biệt về trí thông minh và sức mạnh thể chất giữa con người không lớn như tưởng tượng, một người có thể làm điều này, và người kia cũng có thể làm được. Chỉ là kết quả không giống nhau mà thôi, thường thì một chút công sức nhỏ cũng sẽ quyết định chất lượng của sự hoàn thành.
Giả thử như một nhân viên bán hàng không nhận được đánh giá cao của ông chủ, anh ta đơn giản chỉ đổ lỗi cho lý do không biết nịnh hót, vậy thì quá phiến diện rồi. Ông chủ đương nhiên không thích một người không tôn trọng mình, nhưng quan trọng hơn là ông ấy có thể nhìn thấy giá trị của bạn. 
Tương tự, giả sử bạn lần đầu tiên đi làm giấy phép kinh doanh đã cãi nhau một trận tơi bời với người làm giấy, có thể khẳng định rằng, bạn mở cái cửa hàng nhỏ kia thì vĩnh viễn nó cũng chỉ là một cái cửa hàng nhỏ mà thôi, rất khó để mở rộng. Loại tâm thái này, đừng nói đến việc đầu tư mà ngay cả quản lý tài chính hằng ngày cũng rất khó để làm tốt.
Đầu tư là một chuyện cực kỳ mạo hiểm, tiền một khi đã đầu tư đi thì không theo ý mình nữa.
Người nghèo là một quần thể yếu đuối, từ xưa tới nay chưa bao giờ nắm rõ thế cuộc, nhiều lúc ngay đến bản thân mình cũng không thể tự kiểm soát, càng không nói đến việc ảnh hưởng người khác. Người nghèo đầu tư, không đơn giản chỉ là tiền, mà còn là sự can đảm hành động, sự khôn ngoan của sự suy nghĩ và động cơ của các doanh nhân tài chính.
Tài nguyên quý giá nhất của người nghèo là gì? Không phải là một khoản nhỏ tiền tiết kiệm giới hạn, cũng không phải là một cơ thể mạnh mẽ, mà là một bộ não. Trước đây chỉ nói rằng  tư tưởng là một thứ giàu có về tinh thần, trên thực tế, trong thời đại của chúng ta, tư tưởng không chỉ là giàu có về tinh thần mà còn có thể là sự giàu có về mặt vật chất hóa. Một tư tưởng có thể tạo ra sản nghiệp, cũng có thể gây ra một sự thay đổi chưa từng có trong hoạt động kinh doanh.
Triết lý: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa con người không phải là cao thấp béo gầy, mà là bộ não có kiến thức kinh doanh, tính cách tài chính và tư duy vốn.
4. Đầu tư với năng lực của chính mình
Có một vĩ nhân từng nói, đại ý là giá trị lớn nhỏ của một người, không phải nhìn xem anh ta đòi hỏi ở xã hội bao nhiêu mà là xem anh ta cống hiến bao nhiêu. Tương tự, phân phối theo công việc không phải là dựa theo lượng công việc của bạn để phân phối mà là cần bạn phải sản xuất được càng nhiều giá trị. 
Chỉ cần bạn đồng ý, năng lực lao động của bạn sẽ càng tăng thêm, giá trị tạo ra ngày càng nhiều, nghĩa là có thể nhận được thu nhập càng cao. Làm nhiều được nhiều căn bản là chất chứ không phả là lượng, đầu tư cơ bản nhất của người nghèo là đầu tư vào khả năng của chính họ.
Triết lý: Khi nói đến các nhà tư bản, người nghèo liền nghĩ họ là những người bóc lột sức lao động của công nhân, trong lòng tự nhiên có cảm giác chống đối. Trên thực tế, chỉ cần bạn đồng ý, bạn cũng có thể là một nhà tư bản, thị trường tư bản vốn mở cửa cho tất cả mọi người, và trong đó cũng có thế giới của bạn.
5. Giáo dục là sự đầu tư lớn nhất
Học lực chỉ chứng minh được một nửa của sự giáo dục, những thứ học được ở trường chỉ là những kiến thức cơ bản mang tính tổng hợp, phàm là mọi người đều phải dùng cả đời để học.
Triết lý: Giáo dục là sự đầu tư lớn nhất, đối với nhiều người nghèo mà nói, số phận của họ liên quan mật thiết đến trình độ học vấn. Bởi vì nghèo đói không phải là tội lỗi, nhưng những người nghèo không thể không thừa nhận kết cục thảm hại của nó.
6. Đừng lấy may mắn để bào chữa cho nghèo đói
Liên quan đến tiền vốn, mọi người đều đã nghe qua rất nhiều. Ví dụ một bà lão đã mua 100 cổ phiếu Coca Cola và theo nó mấy mươi năm bà đã trở thành một triệu phú. Một bà lão người Trung Quốc trải qua 10 năm để phát triển cổ phiếu gốc cũng đã trở thành một tỉ phú. Nhân vật chính trong hai câu chuyện đều là bà lão, không có đầu óc kinh doanh lại bỗng nhiên trở thành con búp bê vàng.
Trên lý thuyết, sự đầu tư của hai bà lão trên đều rất thành công, nhưng đối với nhiều người mà nói, lại rất khó để phát triển giá trị. Tại sao hai người phụ nữ trên lại kiên trì nắm giữ cổ phiếu? 
Đó không phải là sự phân tích của lý trí, cũng không phải là niềm tin kiên định, mà là cái gì cũng không hiểu, hoặc là bỏ quên vào một cái tủ nào đó, hoặc do may mắn mà có. Người nghèo đều đặt rất nhiều thứ vào yếu tố may mắn. Bởi vì chỉ có may mắn mới là cái cớ tốt nhất để bào chữa cho sự nghèo đói của chính mình.
Triết lý: Trong thời đại kinh tế thương phẩm, mọi người sẽ có may mắn, không làm mà có không chỉ là một sự xấu hổ mà là điều không thể. Một người có thể nhận được thu nhập là do anh ta đã tạo ra sản phẩm cho xã hội, xã hội mới hồi đáp lại cho anh ta.
Vì sao chỉ có 1% người là người có tiền?
Vì bài viết này khi có 100 người xem thì 50 người hiểu, trong đó có 20 người làm theo, cuối cùng, chỉ có 1 người kiên trì đi tiếp, anh ta đã thành công, đây chính là điểm khác người của những người làm nên đại sự.
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Kềm Chế Cảm Xúc

Mỗi người nếu muốn vượt qua chính mình phải học cách kiềm chế cảm xúc, vứt bỏ sĩ diện và hình thức, học cách phân tích được trọng điểm của sự việc, có như thế cuộc sống của bạn mới thực sự tiến bộ.



Nhận thức của mỗi người đều khác nhau, vậy nên cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề cũng khác nhau. Nếu có một nghìn người xem vở bi - hài kịch "Hamlet" của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare thì cũng có một nghìn cách cảm nhận về câu chuyện khác nhau.
Sự phát triển của một người đều từ trình độ mà ra, một người có trình độ càng thấp lại càng dễ vấp phải ba việc:
1. Quá chú trọng đến hình thức và sĩ diện
Có một số người luôn đặt hình thức lên trên hết. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó câu nói của Lý Gia Thành: "Khi bạn buông bỏ sĩ diện và hình thức để kiếm tiền, điều đó chứng tỏ bạn là người hiểu biết. Khi bạn dùng tiền kiếm được để tạo dựng hình ảnh bản thân, như vậy là bạn đã thành công. 
Khi bạn lấy hình ảnh bản thân để kiếm tiền, nghĩa là bạn đã trở thành một nhân vật nổi tiếng. Nếu bạn cả ngày chỉ đi khắp các quán bar uống rượu, khoe khoang, nói phét, cái gì cũng  giả vờ hiểu, lúc nào cũng chỉ thích chăm chút cho hình thức của mình, thì cả đời bạn cũng chỉ được như thế mà thôi."
Trình độ càng thấp, thì thứ càng không nên bàn đến chính là sĩ diện và hình thức. Chính sự sĩ diện và chú trọng hình thức sẽ giết chết bản thân mình; vô hình trung chính mình đã tự vẽ nên vòng tròn khép kín mà không hề biết đến cuộc sống thực tại tươi đẹp và to lớn như thế nào.
Cách đây 3 năm, có một chàng trai đến phỏng vấn ở công ty tôi. Phải nói rằng, đó là một chàng trai rất đẹp, ăn mặc chỉn chu và "hợp mode", khuôn mặt rất ưa nhìn, lại dễ gây thiện cảm. Sau khi phỏng vấn, cậu ấy được sắp xếp vào làm ở phòng kinh doanh. Vì chưa có kinh nghiệm, và cả ngày chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để tạo ấn tượng với sếp và đồng nghiệp nữ, chỉ quan tâm tới hình thức mà quên đi việc cố gắng bồi dưỡng kiến thức. 
Sau hai tháng thử việc, cậu ấy bị điều chuyển sang bộ phận sản xuất, ngày ngày phải xuống xưởng tìm hiểu sản phẩm. Vì sĩ diện, không lâu sau đó, cậu ấy đã xin nghỉ việc. Đó thực sự là một quyết định sai lầm, khi cậu ấy đã không biết nắm bắt cơ hội và rèn giũa bản thân, cho rằng diện mạo có thể quyết định được tương lai.
Đối với những người có trình độ cao, họ biết hình thức tuyệt đối không phải là thứ quan trọng nhất, mà ngược lại luôn đề cao việc theo đuổi bản chất sự việc. Họ hoán đổi bản chất và hình thức cho nhau để gặt hái thành công; tự tạo dựng được hình ảnh và sự tôn trọng trong mắt mọi người.
Nếu chúng ta muốn tiếp tục phát triển và trưởng thành, hãy nhớ, trước tiên phải học cách buông bỏ sĩ diện và hình thức, như vậy mới có thể thực sự hiểu được bản thân cần gì và làm được gì.

2. Không kim chế được cảm xúc
Người có trình độ càng thấp, càng dễ bị cảm xúc khống chế; vui buồn thất thường, thích nói gì thì nói mà không hề nghĩ đến cảm giác của người khác.
Đối với người có trình độ cao, người ta lại biết cách kiềm chế cảm xúc. Cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến phán đoán quan trọng của chúng ta. Nhà tâm lý học phát hiện ra rằng: Một người biết cân bằng cảm xúc, bất luận là đưa ra quyết sách gì hay đánh giá gì cũng đều rất khách quan và có lý. Khi bộ não bị cảm xúc làm chủ, làm việc không chỉ không hiệu quả mà còn khiến cuộc sống trở nên u sầu, thảm hại.
Ở một khía cạnh nào đó, bất cứ lúc nào, chúng ta cũng không nên làm nô lệ cho cảm xúc của chính mình, không nên để cảm xúc khống chế, mà thay vào đó là kiểm soát cảm xúc. Dù tình hình có tệ như thế nào đi chăng nữa, bạn nên cố gắng kiểm soát hoàn cảnh của mình và tự cứu mình ra khỏi cuộc sống u ám. Chỉ khi bạn từ từ kiểm soát cảm xúc của mình thì bạn mới trở nên mạnh mẽ hơn.

3. Không biết cách phân tích tính trọng yếu của mỗi sự việc
Người có trình độ càng thấp, họ càng không biết cách phân tích tính trọng yếu của mỗi sự việc, vì vậy có nhiều lúc họ cảm thấy làm mãi mà không hết việc.
Trong tâm lý học, nguyên tắc thứ 28 là một nguyên tắc quan trọng nhất, những thứ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta chỉ có 20% là việc quan trọng, còn lại đều là những việc nhỏ nhặt. Nguyên tắc thứ 28 chỉ ra rằng: Mỗi người chỉ nên làm những việc quan trọng nhất, như vậy mới có thể tối đa hóa thời gian của mình.
Ví dụ cùng là 24 giờ, người có trình độ cao hiểu rằng phải dùng thời gian để làm những việc quan trọng trước, vì vậy luôn đạt được hiệu quả vượt bậc. Còn với người có trình độ thấp, chỉ vì lợi ích trước mắt mà quên đi mục tiêu lâu dài.
Tôi từng có hai người bạn đều làm nhân viên phòng kế hoạch, mỗi ngày của họ thực sự đều là ngày bận rộn. Họ đã từng trao đổi với cô giáo của họ làm thế nào để thoát khỏi tình trạng ấy. Cô giáo gợi ý là thi lên cao học, khi đạt được trình độ khác thì công việc cũng sẽ khác.
Một trong hai bạn ấy, nghe xong để đấy và tiếp tục với công việc hiện tại của mình. Một bạn thì dù bận rộn đến mấy cũng vẫn dành thời gian để học và thi được cao học. Sau này, cậu bạn đó trở thành đối tác của một công ty lớn. Còn người bạn không có ý định học lên thì vẫn là nhân viên văn phòng của công ty cũ với hàng tá công việc bận rộn cả ngày.
Đó chính là cách phán đoán sự việc. Con người hơn nhau chỉ nhờ vài bước đó, nếu biết nắm bắt và phân tích tình hình thì cuộc sống của mình sẽ không còn là những chuỗi ngày dài bận rộn.
Mỗi người nếu muốn vượt qua chính mình phải học cách kiềm chế cảm xúc, vứt bỏ sĩ diện và hình thức, học cách phân tích được trọng điểm của sự việc, có như thế cuộc sống của bạn mới thực sự tiến bộ.
Thu Hoài
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Quá nhiều người sống như thể họ đang ở vạch đích, còn tôi muốn chạy một cuộc marathon thứ thiệt

Bạn có thật nhiều dự định cho tương lai, những bức tranh đầy màu sắc và rực rỡ hiện lên trước mắt bạn và rồi… Bùm! Tất cả biến mất! Tương lai nhẹ nhàng "tặng" bạn một cú đấm vào mặt. Vì sao thế?



- 01 -
Đôi khi những suy nghĩ vu vơ về tương lai lại tràn vào tâm trí những lúc rảnh rang trong một ngày mưa gió. 25 tuổi, ở cái ngưỡng lưng chừng và nhiều khi là chơi vơi này, tương lai là điều gì đó thật khó khăn khi nghĩ tới. Với những người tầm tuổi tôi, những người trẻ 20, 25, 30 tuổi vẫn còn tràn trề sức sống với bao dự định và hoài bão thì cuộc đời lại không nghĩ vậy, nó luôn rình rập để "đâm sau lưng" ta bất cứ khi nào có thể.
Tôi còn nhớ những thằng bạn thời niên thiếu, chúng tôi thật tươi vui. Đứa muốn làm bác sĩ, đứa muốn làm kiến trúc sư, có đứa lại muốn làm hacker,.. rồi mỗi lần đi chơi lại oang oang kể về những cái hay ho mà chúng biết về con người, công việc mà chúng thích. Trong chúng tôi khi đó luôn là ngọn lửa khát khao cháy bỏng được chứng tỏ mình, trở thành đỉnh cao của những người giỏi nhất.
Giờ đây khi đã "lớn", khi nhắc lại những chuyện xưa cũ, lũ chúng tôi chỉ dám cười trừ tặc lưỡi: "Ôi cái hồi ấy!". Đứa học kiến trúc thì đi làm công nghệ thông tin, cậu bạn học công nghệ thông tin thì giờ lại đi kinh doanh; trái ngành trái nghề trái cả cái niềm yêu thích ban đầu. Phải chăng cuộc đời là vậy? Phần lớn chúng ta được thiết kế để tuân theo quy luật của nó?
Ước mơ của tôi bay đi đâu mất rồi?
Dường như khi càng già đi, chúng ta lại càng ghét nói về ước mơ của mình. Tại sao? Vì thật xấu hổ khi bạn nói mà không làm được. Bạn nhận ra rằng bạn chẳng quyết tâm như bạn nghĩ, bạn chẳng giỏi giang như bạn tưởng; rồi bạn bắt đầu hoài nghi bản thân - phải chăng ước mơ này là quá xa vời và không dành cho bạn? Động lực mất dần, nỗi sợ thất bại tràn ngập. Bạn còn chẳng dám nghĩ đến việc bạn sẽ làm những thứ bạn thích nữa. Đáng buồn thay, bạn đang dần học cách từ bỏ.
Nhưng bạn vẫn sống và tiếp tục lừa dối bản thân bạn.
 02 -
Với những người ở lại với niềm tin lung lay mãnh liệt của mình, tại sao họ vẫn tin? Là vì áp lực từ những điều họ đã nói ra, là vì họ cũng chẳng còn tin nữa nhưng họ vẫn phải bám trụ vào nó để kể những câu chuyện thần thoại về tương lai và ước mơ của họ.
Như một diễn giả tài năng, một người bạn đã nói với tôi: "Tớ vẫn thích mở một công ty giải trí riêng. Tớ sẽ gây dựng nó trở lên thịnh vượng rồi thuê một thằng CEO về cho nó quản lý rồi mình đi nghỉ mát ngồi đếm tiền. Cơ mà tớ muốn từ từ đã, cậu biết mà.. tiền bạc làm con người ta suy đồi, nên tớ nghĩ vội vàng quá sẽ khiến mình cuốn vào vòng xoáy ấy. Có lẽ tớ nên bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt trước đã, làm quen rồi học từ mấy người trong ngành ấy chẳng hạn."
Tôi chỉ dám nở một nụ cười ái ngại trước giấc mơ màu hồng của bạn tôi.
Tôi không nghĩ rằng sau này "tôi sẽ có gì?". Tôi chỉ quan tâm duy nhất một điều "làm sao để có được thứ tôi muốn?". Từng bước từng bước một từ A-Z, rủi ro là gì, tôi sẽ phải làm gì, thời gian tôi cần để thực hiện chúng và cuối cùng là một niềm tin bất diệt về cái tôi phải làm.
"Quá nhiều người sống như thể họ đang ở vạch đích. Còn tôi muốn chạy một cuộc marathon"
Và 2 điều sẽ giúp tôi thực hiện điều đó: Lòng tự trọng và Tự nhận thức.
Đầu tiên, bạn phải có một niềm tin táo bạo rằng, bạn sẽ trở nên vĩ đại, bạn phải vĩ đại dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nó không phải ước mơ, không phải DỰ ĐỊNH - nó là cuộc đời của bạn, nó là sinh mệnh của bạn, nó là điều giúp bạn trở nên ý nghĩa chứ không phải là một gã vật vờ chẳng làm gì ra hồn.
Điều thứ hai, tự nhận thức khả năng của bạn. Đừng trở thành người mà bạn mong muốn mình trở thành, hãy trở thành người mà bạn có khả năng trở thành. Nhiều người sẽ nói: "Chúng ta phải theo đuổi giấc mơ của mình, bạn có thể làm được mọi thứ nếu bạn tin tưởng vào bản thân mình."

- 03 -
Tôi đã từng muốn trở thành một game thủ, vì tôi cực kì mê game hồi còn bé; thế giới trong game thật đẹp biết bao, nơi tôi trở thành anh hùng trong cuộc đời của tôi, tôi chém quái vật tôi cứu thế giới, tôi có tiền mua đồ xịn để tôi bá đạo nhất. Nhưng rồi tôi nhận ra, có những game tôi không thể nào trở thành bá đạo được.
Tôi đã băn khoăn suy nghĩ về điều này và rồi đi đến kết luận: Tôi không thể tập trung vào quá nhiều chi tiết, tôi không có khả năng phán đoán tình huống và căn thời gian, tôi cũng không thể trở thành một game thủ huyền thoại, dù đã bỏ quá nhiều thời gian, tâm sức nghiên cứu.
Rõ ràng, dù thời gian và công sức nghiên cứu mà tôi bỏ ra giúp tôi có thứ hạng cao nhưng điều đó không phải thứ tôi muốn, tôi muốn là người giỏi nhất hoặc chí ít là trong top 5% những người giỏi nhất.
Khi chưa tìm hiểu kĩ càng về bản thân mà lại có quá nhiều ước mơ thì đó là chiếc vé một chiều về vùng đất mơ mộng dành cho bạn.
Lòng tự trọng và Tự nhận thức? Xong! Giờ sao?
Một kế hoạch chi tiết đến đáng kinh ngạc. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang lập kế hoạch để lên mặt trăng và chỉ sai 0,5 giây thôi là phi thuyền của bạn sẽ nổ tung - bạn ra đi mãi mãi. Vì vậy, trước khi nghĩ đến một mục tiêu, tôi luôn tự hỏi ba điều:
1. Bao nhiêu thời gian là phù hợp nhất để tôi có thể rèn luyện kĩ năng của mình mỗi ngày?
2. Nếu còn thừa thời gian, tôi sẽ tăng thêm thời gian rèn luyện hay sử dụng vào những việc gì?
3. Nếu thiếu thời gian, tôi phải bỏ điều gì để bổ sung? Nếu không thể làm thế, tôi sẽ mất bao lâu để có thể đạt được mục tiêu đó.
Và cuối cùng là cam kết với cả tính mạng của tôi để thực hiện nó MỖI NGÀY. Nhiều người sẽ nói điều này có vẻ điên cuồng nhưng không bạn tôi ơi, nếu bạn chọn làm người bình thường trong thế giới điên cuồng này thì bạn đã thua từ khi được sinh ra rồi. Và bạn biết gì không? Có duy nhất một thời điểm vàng dành cho bất kì mục tiêu nào, là BÂY GIỜ.
Dậy sớm và làm ngay đi. Không có lý do nào được quyền cản trở bạn. Vĩ đại và tầm thường là sự sống và cái chết.
Theo Dũng Spiderum
Trí thức trẻ



Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .