Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

13 chiêu siêu thị hay dùng để dụ khách mua nhiều hàng hơn

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại thường tiêu nhiều tiền hơn dự định khi vào siêu thị? Thực tế, các siêu thị có nhiều chiêu để khiến bạn chi nhiều tiền hơn mà có thể bạn không nhận ra.
Họ luôn xếp những thứ có liên quan đến nhau ở cạnh nhau
Chẳng hạn, bạn đã mua sữa và trứng. Ngay sau đó, bạn sẽ thấy đập vào mắt mình là bơ và pho mát. Và rồi, bạn không thể chỉ ăn bơ, bánh mì ở ngay bên cạnh để bạn ăn cùng với bơ. Cứ thế, từ chỗ chỉ định mua sữa và trứng, bạn đã khuân về vô số thứ.
Các siêu thị luôn mở bản nhạc êm ái, ngọt ngào để bạn luôn trong trạng thái vui vẻ nhất khi mua hàng
Bản nhạc yêu thích mà bạn từng nghe trong buổi hẹn hò lãng mạn đang vang lên và bạn trở nên hào phóng hơn bao giờ hết. Thứ âm nhạc ma quái này khiến những lo lắng, muộn phiền của bạn giảm xuống, nó thư giãn bạn và khiến bạn dễ dàng rút ví hơn.
Thực tế, âm nhạc mà bạn nghe được trong siêu thị không phải là một danh sách phát ngẫu nhiên. Nó được lựa chọn cẩn thận bởi một "kiến trúc sư âm thanh", người phân tích thị hiếu của các khách đến siêu thị.
Douglas Rushkoff, tác giả của cuốn sách "Coercion: Why we listen to what they say" (1999), nói rằng các siêu thị sử dụng âm nhạc rất tốt, với những bản nhạc có tiết tấu chậm hơn, giúp họ bán thêm được 38% lượng hàng. Trong khi đó, các quán ăn nhanh lại dùng loại âm nhạc có nhịp điệu nhanh hơn, giúp tăng tỷ lệ nhai của các thực khách.
Siêu thị cho bạn thử đồ miễn phí và bạn sẽ mua đồ thật
Những đồ ăn thử khiến bạn tin rằng sản phẩm này hoàn toàn mới lạ, mùi vị rất riêng và hẳn là đẳng cấp. 100% những lần ăn thử đều mang lại cảm giác rất tuyệt vời. Và bạn sẵn sàng trả tiền.
Thẻ giảm giá thực ra không có giá trị gì
Thẻ giảm giá, thẻ khách hàng, thẻ vàng, thẻ bạc…, tất cả đều không thực sự mang lại quyền lợi được chiết khấu nếu bạn chỉ mua hàng với số lượng bình thường. Bạn chỉ có thể được hưởng chiết khấu nếu mua thật nhiều, thật nhiều hàng. Và như thế, các siêu thị buộc bạn phải mua nhiều và cho bạn chút giảm giá thực sự không còn mấy giá trị nữa.
Quầy thanh toán luôn có kẹo ngon
Có nghĩa là, các siêu thị sẽ để các loại bánh kẹo ngon, những món đồ nho nhỏ ở quầy thanh toán. Và khi bạn tính tiền, bạn sẽ lại dễ dàng … mua thêm những món đồ vừa nhỏ, vừa xinh, vừa ngon này dù không thực sự cần.
Đơn giá luôn được ghi theo cách khiến bạn bị nhầm lẫn
Chẳng hạn, 1 kg táo có giá 60.000 đồng, họ sẽ không ghi giá như thế. Thay vào đó, họ sẽ treo giá 15.000 đồng cho 250 gram. Cách ghi này khiến bạn cảm thấy mức giá rẻ hơn.
Bạn sẽ không biết mình đã lượn trong siêu thị bao lâu vì chẳng có cái đồng hồ nào ở đó cả
Không hề có một chiếc đồng hồ nào trong siêu thị và bạn có thể quá bận bịu, tập trung sự chú ý vào những món hàng đẹp đẽ, tuyệt vời trên kệ mà quên mất rằng mình đã ở trong này quá lâu với hàng đống thứ trong giỏ.
Kẹo và bim bim luôn nằm trong tầm tay của trẻ
Vì ngay trong tầm mắt của chúng nên chúng dễ dàng nhìn thấy và bỏ vào giỏ hàng của bạn, và tất nhiên chúng rất thích như thế.
Giỏ mua hàng thường quá lớn hoặc quá bé
Các giỏ hàng sẽ quá lớn hoặc quá bé, bạn không bao giờ tìm thấy chiếc giỏ nào vừa cả, đúng không? Bạn sẽ mua quá nhiều với một chiếc giỏ quá bé, hoặc mua quá ít với một chiếc giỏ quá lớn, và với trường hợp sau, bạn sẽ cảm thấy nên mua thêm một chút nữa cho … hợp lý. Và thông thường, nếu để ý, bạn sẽ thấy giỏ mua hàng của các siêu thì thường rất lớn.
Những mặt hàng thiết yếu sẽ ở bên tay phải
Ở hầu hết các siêu thị, khách hàng sẽ đi từ phải qua trái. Một số cho rằng điều này là vì ở nhiều nước, trong đó có Mỹ, mọi người lái xe bên phải. Ngoài ra, hầu hết mọi người đều thuận tay phải vì thế điều này càng tự nhiên hơn. Mọi thứ bạn cần mua nhất thường ở bên tay phải.
Hàng bánh ngọt thơm ngào ngạt luôn đón bạn từ cửa vào
Hầu hết các siêu thị sẽ sắp xếp các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao như bánh mì, bánh ngọt ở gần cửa vào, vì thế lúc bạn bước vào giỏ hàng của bạn vẫn còn trống rỗng và tinh thần ăn uống, mua sắm của bạn lại lên cao.
Không chỉ bánh ngọt mà cả hoa cũng thường được xếp ở ngay lối vào. Vì vẻ đẹp của hoa cùng với hương thơm của hoa và bánh sẽ kích thích tuyến nước bọt của bạn, đưa bạn vào trạng thái vui vẻ và sẵn sàng chi tiền.
Các mặt hàng thiết yếu thường được xếp phía sau
Vì như thế bạn sẽ phải đi qua hầu như toàn bộ các gian hàng để có chúng.
Màu sắc
Các gam mầu ấm thu hút mọi người bước chân vào siêu thị. Những gam màu mát mẻ lại khiến mọi người dễ chịu và mua nhiều hàng hơn. Vì thế, nhiều siêu thị trang trí màu sắc ấm áp bên ngoài và màu xanh mát mẻ bên trong.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Lý Gia Thành

 Thù ko cần trả, nhưng ơn thì nhất định phải trả.
" Lý Gia Thành nói:
Điều khó nhất là gì?
Vay tiền!!
Người có thể cho bạn vay tiền, nhất định là quý nhân của bạn.
Không những cho bạn vay tiền, mà còn không cần đặt ra điều kiện gì cho bạn
Chắc chắn là quý nhân trong các quý nhân.
Ngày nay, những người như vậy không còn nhiều. Nếu gặp được, nhất định phải một đời trân trọng.
Người cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn, không phải là người ta lắm tiền, mà là muốn giúp bạn một tay.
Thứ người ta cho bạn vay không phải là tiền, mà là lòng tin, sự tín nhiệm, sự khích lệ, là tin tưởng vào năng lực của bạn, là đánh cược vào bạn-của-ngày-mai.
Mong bạn bè tôi dù thế nào cũng đừng dẫm đạp lên hai chữ "thành tín". Thất tín chính là phá sản lớn nhất của đời người! Hãy trân trọng!
Người bạn trung thực chính là tài phúc của kiếp này!
Đồng thời, xin bạn hãy nhớ
Người hay chủ động thanh toán tiền, không phải do ngu ngốc lắm tiền, mà là người ta coi bạn bè quan trọng hơn tiền bạc.
Người mà khi cùng làm việc nhóm biết bỏ qua lợi ích cá nhân, không phải do đần độn, mà là do hiểu được thế nào là chia sẻ.
Người mà khi làm việc tự nguyện chủ động làm nhiều, không phải do ngu ngốc, mà do biết được trách nhiệm.
Người sau khi cãi nhau tự xin lỗi trước, không phải do người ta sai, mà do hiểu được thứ gì mới đáng để trân trọng.
Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà do thực sự coi bạn là bạn bè.
Người khác giúp bạn là Tình Cảm, không giúp bạn là Bổn Phận, không có thứ gì là đương nhiên phải thế.
Có bao nhiêu người xem nhẹ đạo lý đơn giản này, thì có bấy nhiêu người cảm thấy đây là điều đương nhiên phải thế.
Càng có những kẻ tự cho mình thông minh, đến mức diện mạo cũng hiện lên sự xảo trá;
Loại người này, sớm muộn cũng biến mất khỏi cái nhìn của người khác.
Người chân thành, đi là đi vào lòng người.
Người giả dối, đi là đi khuất mắt luôn.
Nếu người ta gặp nhau trong kiếp này gọi là duyên phận, vậy thì người với người sống chung được với nhau, đều dựa vào chân thành và tín nghĩa
Trở thành loại người như thế nào, đều do sự sâu sắc trong suy nghĩ của mỗi người."

Sức Khỏe

"Một đại gia kia, không may mất sớm, người vợ đem 19 tỷ thừa kế đi lấy anh lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan phát biểu: "Trước kia, tôi cứ nghĩ rằng mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới chính là người làm thuê cho tôi".
Sự thật nghiệt ngã chứng minh: "Sống càng lâu, còn quan trọng hơn cả cao, to, đẹp trai, nhà giàu"
VÌ THẾ, Mọi người hãy tăng cường luyện tập, chú ý chăm sóc sức khoẻ, cuộc đời này chưa chắc ai làm thuê cho ai.
Bạn có công nhận những điều dưới đây không ??
Một chiếc máy smart phone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa
Một chiếc xe sedan hạng sang, 70% tốc độ là dư thừa
Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải
Một đội ngũ nhân viên phục vụ, 70% là kiếm cơm
Một ngôi trường đại học, 70% giáo sư là chém gió
Một đại đội hoạt động xã hội, 70% là nhàn rỗi trống rỗng
Một căn phòng chứa đầy quần áo thời trang mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến
Một đời người, cho dù kiếm thêm nhiều tiền nữa, 70% là để lại cho người khác tiêu xài
Kết luận:
Cuộc sống vốn dĩ giản đơn, hưởng thụ cuộc sống trong khoảng 30% là ok
Đại lý, tổng đại lý, cuối cùng vẫn là một Đạo lý
Phó chủ tịch, chủ tịch, cuối cùng vẫn đều phải..."tịch"
Cuộc đời như một cuộc đua
Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng. Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, men gan.
Nửa hiệp đầu, nghe cấp trên mà phụng mệnh (mệnh lệnh). Nửa hiệp sau, vạn sự tuỳ duyên mà theo...số mệnh
Chúc các đồng chí trước sau như một, thắng trận cả hai
Không ốm cũng cần trải nghiệm, không khát cũng cần uống nước, buồn mấy cũng phải nghĩ thông, mình đúng cũng phải nhường người.
Có quyền cũng nên khiêm tốn, không mệt cũng nên nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện rèn (thể lực)
Những lời sau VÔ CÙNG KINH ĐIỂN
Một chiếc áo giá 2 triệu, giá niêm yết có thể chứng minh
Một chiếc xe 1 tỷ, hoá đơn xuất kho có thể chứng minh
Một căn hộ 5 tỷ, bất động sản có thể chứng minh
Một con người, rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền? Duy nhất chỉ có SỨC KHOẺ có thể chứng minh được điều đó
Khoẻ mạnh là sự bảo trợ tốt nhất của bạn
Do vậy, đừng lôi máy tính ra tính toán bạn tiêu bao nhiêu tiền cho SỨC KHOẺ
BỞI VÌ...bạn không tiêu cho trước đó cũng phải tiêu cho ..sau đó
Quyền lựa chọn là ở bạn, có SỨC KHOẺ gọi là TÀI SẢN, TƯ SẢN...
không có sức khoẻ, cũng thành...DI SẢN.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Tại sao phải giàu có?

Đôi khi chúng ta sẽ tự hỏi: “Tại sao phải giàu có?”. Một vài người cho rằng chúng ta nên bớt chi tiêu, chấp nhận một lối sống vừa phải. Nghĩ như thế không có gì sai, nhưng đi ngược lại bản chất của con người vì chúng ta sống là phải có khát vọng.
Khát vọng là cỗ mày điều khiển thế giới. Sự nghèo túng sẽ tạo ra một hố sâu đau khổ ngăn cách giữa cái khát vọng và khả năng vươn tới khát vọng đó. Bản chất của cuộc sống là sinh sôi và phát triển. Vì vậy, chống lại nhu cầu được sống sung túc là đi ngược lại với quy luật của tự nhiên.
Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng chúng ta không thể cầu tiến nếu cứ phải đấu tranh cho những nhu cầu sống cơ bản. Wattles nói, “Đức hạnh và sự cao thượng chỉ dành cho những ai nằm ngoài cuộc chiến cơm áo gạo tiền”. Bạn sẽ không thể theo đuổi thú vui hay trau dồi kiến thức nếu bạn không có tiền mua nổi một cuốn sách hoặc không có thời gian rãng đọc nó.
Khi bạn có đủ khả năng làm đẹp, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều để có cái nhìn tích cực với cuộc sống này. Quan trọng không kém, Wattles chỉ ra rằng con người sống có ý nghĩa hơn khi có tình yêu, và thật khó có cơ hội yêu ai khi bản thân mình còn không nuôi nổi mình.
Chúng ta biết rằng vật chất và tinh thần có thể song hành với nhau. Về điều này, chúng ta phải cảm ơn những người tiên phong trong cuộc cách mạng thay đổi nhận thức về khát vọng làm giàu. Họ đã đập tan nhận thức sai lầm về giàu-nghèo. Của cải vật chất không có gì là xấu vì chúng là nhu cầu chính đáng của con người.
Nội dung cuốn sách:
“Khơi thông dòng chảy” là tất cả những ý tưởng cần nắm bắt trong những trang đầu của cuốn sách. Của cải bắt nguồn từ đâu? Tất cả những nhà tư tưởng lớn trên thế giới đều cho rằng của cải bắt nguồn từ trong suy nghĩ chứ không phải vật chất.
Theo Napoleon Hill, ông diễn tả điều này là trí thông minh vô tận, Deepal Chopra thì gọi là cánh đồng tiềm năng thuần túy. Còn tác giả và Catherine Ponder đều dùng từ chất để diễn tả tất cả nguồn gốc chất liệu vô hình
Liệu sự thịnh vượng có suất hiện từ cái hư vô không? Hãy tìm câu trả lời từ nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison: “Những ý tưởng đều đến từ không trung. Điều này nghe có vẻ kỳ quặc và vô lý nhưng đấy là sự thật. Mọi tư tưởng đều có nguồn gốc từ vũ trụ này”.
Nếu bạn chấp nhận mọi thứ đều bắt nguồn từ dạng phi vật chất, bạn sẽ thấy cách sống và làm việc của mình khác với những người cho rằng vật chất là nền tảng của vạn vật. Cái hiện hữu cơ bản sẽ bị triệt tiêu để tạo ra cơ sở cho việc đưa ra quyết định bởi vì sự hiểu biết cơ bản của bạn sẽ là vũ trụ vô vàn và không ngừng thay đổi.
Như cách Wattles diễn tả trừu tượng hơn, “Nghĩ tới sức khỏe khi đang bị bệnh tật và nghĩ tới sự giàu có khi đang trong cơn túng quẫn đòi hỏi phải có sức mạnh. Người nào có được sức mạnh này sẽ trở thành bậc thầy của tâm hồn vì anh ta có thể chinh phục số phận và đạt được bất cứ điều gì người đó muốn”.
Bí mật của sự phát triển
Thiên nhiên luôn tìm cách để bộc lộ và không ngừng sinh sôi, đây là sự thật của vũ trụ. Thật bình thường nếu bạn luôn muốn có hơn cái mình đang có, và niềm khao khát làm giàu phải được hiểu là điều tất yếu trong quy luật sinh trưởng cũng như phát triển.
Tuy nhiên, Wattles cũng lưu ý về thái độ làm giàu. Những gì bạn mong mỏi phải phù hợp với quy luật vũ trụ. Nó phải giúp bạn hoàn thiện, chứ không phải làm giàu để vui chơi, giải trí đơn thuần. Đừng khát vọng làm giàu chỉ để ăn chơi hưởng thụ, vì đó chỉ là sự thỏa mãn của bản năng và đó không phải là cuộc sống đích thực.
Mong muốn giàu có của bạn là để theo đuổi những đam mê và phát triển tư duy, để làm cho bản thân đẹp hơn cũng như để làm những việc có ý nghĩa.
Cốt lõi của sự cạnh tranh là sáng tạo
Quan niệm của cạnh tanh không phải là mặc cả bớt một thêm hai hay có ý nghĩa phải cố lấy mọi thứ của người khác. Khái niệm cạnh tranh làm cho ta lầm tưởng chỉ có một cái bánh chia cho tất cả mọi người. Trong khi đó, tạo hóa lại cho ta nguồn của cải vô tận. Cái bạn cần là phải sáng tạo hơn chứ không phải cạnh tranh.
Tuy nhiên, còn những người làm giàu trên những mảnh đất chứa đầy sự cạnh tranh thì thế nào? Wattles ví họ như những chú khủng long thời tiền sử, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa nhưng luôn bị hạ gục bởi tất yếu của sự cạnh tranh dồn chúng vào sự hủy diệt.
Thay vào đó, người ta sẽ không thể phỗng tay trên của bạn nếu bạn tạo được cái độc đáo ngoài sức tưởng tượng. Khả năng tư duy, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm nên cái độc đáo của riêng mình, ngay cả những thế lực lớn mạnh cũng khó đánh bật bạn ra khỏi con đường làm giàu của riêng mình.
Hãy biết ơn cái mà bạn đang có
Nhiều người thừa nhận rằng cách tốt nhất để đạt được điều gì đó tỏ ra biết ơn cái mà bạn đang có. Tạo hóa luôn ban thưởng cho những ai ý thức được và biết ơn trước sự dồi dào của cải ở hiện tại. Ngay cả khi của cải chưa về thì bạn cũng có thể thay thế những ý nghĩ tiêu cực thành tích cực và lâu dài, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc.
Wattles cũng lưu ý với bạn rằng không nên tốn thời giờ ngồi than thở sự đời, chống đối những người giàu có hay chính trị gia. Những người này là một phần của thế giới. Hành động của họ là động lực cho bạn vươn tới sự thành công và sự bình yên. Thay vì chỉ trích, hãy tỏ ra biết ơn họ.
Ngoài ra, đừng bao giờ nhắc lại những thất bại tài chính đã qua. Wattles khuyên bạn, “Nếu muốn trở nên giàu có, không được dành nhiều thời gian nghĩ đến sự nghèo túng”. Đừng quan tâm cái nghèo đến từ đâu và làm sao để chống chọi với nó.
Ngay cả nếu có quan tâm đến những khu ổ chuột xập xệ hay nạn đói ở những quốc gia Châu Phi, Wattles khuyên bạn nên định hướng suy nghĩ làm cách nào để làm những nơi ấy khấm khá lên. Người nghèo cần tiếp thêm sức mạnh vượt khó nhiều hơn chỉ nhận hàng cứu trợ. Vì vậy, bạn cần hướng dẫn họ để thoát nghèo, không nên cố chống đỡ với đói nghèo

6 lời khuyên hữu ích

1. Danh tiếng hay giàu có? Hãy lựa chọn sự giàu có
Đừng tìm kiếm danh tiếng. Hãy tìm kiếm sự giàu có. Tiền bạc vẫn hơn là những tấm mề đay.Lợi nhuận luôn hơn chức vị. Trợn cấp bằng vật chất vẫn hơn những đài tưởng niệm . Tiền thưởng vẫn hơn phần thưởng. Tiền mặt chắc chắn hơn con dấu.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Nếu bạn là sản phẩm của công ty bạn hoặc bạn phải chịu 100% trách nhiệm trong việc sản xuất sản phẩm giống như trong trường hợp một nghệ sỹ, hoặc một công ty luật chỉ có một người, một luật sư, thì danh tiếng có thể là công cụ quảng cáo hiệu quả. Nếu bạn không phải là sản phẩm của công ty bạn, thì đừng tìm kiếm sự nổi tiếng. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự nổi tiếng cho công ty hoặc cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đừng tìm kiếm hình ảnh của bạn trên bìa tạp chí. Danh tiếng sản phẩm của bạn và việc bán hàng thường xuyên chứ không phải danh tiếng của riêng bạn làm rung chiếc máy đếm tiền. 
Đừng lãng phí thời gian hay tiền bạc vào những điều không thu hút được khách hàng hoặc không giữ được khách hàng. Trừ khi danh tiếng là một phần trong kế hoạch quảng cáo, danh tiếng chính là cái tôi cá nhân. Bạn không thể giữ cái tôi cá nhân trong ngân hàng.
Làm việc chăm chỉ, bán hàng chăm chỉ để tạo ra tên tuổi cho sản phẩm của mình. Tạo dựng danh tiếng của sản phẩm và sự giàu có sẽ đến từ đó. Sauk hi bạn giàu có, danh tiếng có thể sẽ đến nếu bạn muốn.
2. Luôn định giá theo giá trị
Cho dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn là gì, bạn phải quyết định cách thức định giá nó. Một loại sách được đặt đúng tên dự vào chủ đề. Trước khi đọc những cuốn sách đố, và trước khi định giá những đơn hàng của bạn dựa trên những phương pháp truyền thống, hãy chú ý đến cụm từ đơn giả này: Định giá theo giá trị.
Có rất nhiều cách định giá. Bạn có thể định giá sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách lấy giá vốn cộng với chi phí. Bạn cũng có thể thiết lập một mục tiêu đạt tổng lợi nhuận ở mức 40% và định giá theo mục tiêu này. Bạn có thể tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh, và thiết lập giá ngang bằng, thấp hơn hoặc vượt trội so với giá của họ. Những thiếu sót của những phương pháp này là một sự lý giải căn bản cho việc sản phẩm của bạn có thhuwjc sự giá trị đối với khách hàng.
Định giá theo giá trị nghĩa là giá mà bạn đặt ra sẽ phản ánh giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải hiểu giá trị và ý nghĩa của nó với khách hàng của bạn.
Khi định giá một dịch vụ, điều này có nghĩa là tránh cạm bẫy của việc tính chi phí theo giờ. Thay vào đó, xem kết quả của dịch vụ và, giá trị của nó được định giá theo phần trăm giá trị kết quả mà nó mang lại.
3. Bán tiền, không bán sản phẩm
Khách hàng không mua sản phẩm hay dịch vụ: họ mua thứ mà họ thu được từ những sản phẩm và dịch vụ đó. Khách hàng không mua thuốc, họ mua sự chữa trị. Khách hàng không mua chăn, họ mua sự ấm áp. Khách hàng không mua những miếng đệm, mà mua những động cơ khô ráo, không rò rỉ. Và sự ấm áp, sự chữa trị, rồi những động cơ không rò rỉ có một giá trị tiền bạc được tạo ra tư fthuoosc, chăn và những miếng đệm. Khách hàng chỉ mua những sản phẩm này với 2 lý do: thứ nhất là để giải quyết một vẫn đề nào đó; thứ hai là để cảm thấy tốt hơn, hoặc đôi khi là cả 2 lý do trên. 
Đối với những sản phẩm được dùng để giải quyết vấn đề, công ty bán hàng phải quy ra tiền cho những giải pháp đó. Nếu giá trị đã được đô- la hóa của sản phẩm lớn hơn giá trị của nó, thì giá cả chỉ là chuyện nhỏ.
Bán tiền chứ không phải sản phẩm, và bạn sẽ bán được rất nhiều sản phẩm.
4. Luôn nắm bắt công việc kinh doanh
Đầu tiên hãy lập một doanh nghiệp, sau đó vạch ra cách thức hoạt động. Vạch ra những dự án, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm hợp đồng, và bắt đầu công việc kinh doanh. Đừng để việc “thiếu khả năng” án ngữ trên con đường phát triển doanh nghiệp của bạn. Đừng để việc “thiếu người” ngăn cản bạn thực hiện dự án. Lập một doanh nghiệp không phải dễ. Đừng làm mọi việc khó khăn hơn bằng việc tạo ra nhiều lý do để không dự thầu, không cố gắng, không ký hợp đồng. Hãy luôn nói có. Luôn thực hiện công việc kinh doanh.
Đừng bao giờ từ bỏ một công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Nếu bạn có thể kiếm được tiền từ một công việc nào đó, hãy luôn tiến hành công việc này. Luôn thu hút khách hàng. Luôn có một con đường để phát triển. 
Luôn nhận đơn đặt hàng! Đừng nói dối, đừng lừa gạt, đừng để mất tiền. Nhưng cũng đừng để mất doanh nghiệp của bạn. Phải luôn có một công việc.
Hãy ghi nhớ câu châm ngôn cổ dành cho những người bán hàng: Không có chuyện gì xảy ra cho tới khi có một ai đó bán một thứ gì đó. Chủ doanh nghiệp nhỏ luôn bán một thứ gì đó và thường bán một thứ ông ta không có.
5. Sử dụng những đòn bẩy
Một thế giới hoàn hảo là điều không tưởng. Nhưng việc quản lý doanh nghiệp của bạn để nó đạt tới một thế giới hoàn hảo thật sự là một đường lối đúng đắn. Doanh nghiệp nhỏ chỉ nên làm những việc quan trọng, mấu chốt để thu hút và giữ chân khách hàng; chỉ tiến hành những hoạt động đó để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Do đó, bạn luôn phải duy trì doanh nghiệp của mình hợp lý và đơn giản. Bất kỳ hoạt động quan trọng nào mà bạn, người chủ, không thể làm tốt thì phải giao cho người có khả năng làm. Bất kỳ chức năng nào không thật quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn phải được ai đó làm. Thuê những người khác để làm những việc này là bạn đã sải rộng cánh tay làm việc của mình, đã sử dụng được đòn bẩy.
Các đòn bẩy cơ bản
- Ủy thác: Giả sử bạn có 3 nhân viên, một  người làm được 30 đô la/1h, người khác làm được 20 đô la/1h và người còn lại làm được 15 đô la/1h. Nếu cả 3 cùng thành thạo công việc hãy giao cho người làm được 15 đô/1h.
- Sử dụng nguồn lực bên ngoài: Việc này có nghĩa là chuyển những hoạt động kinh doanh ra ngoài công ty, và thuê các công ty khác chuyên về hoạt động đó.
- Sử dụng cố vấn: Có rất nhiều nhà cố vấn có thể cung cấp kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp cho mọi loại hình doanh nghiệp và mọi ngành kinh tế
- Nhân công thời vụ: Có vô số nhân công thời vụ đủ năng lực đảm nhận các công việc thời vụ, công việc cấp tốc, và cả những công việc đặc biệt.
- Thực tập sinh: Những sinh viên thực tập sinh rất nhiệt tình, chăm chỉ thông minh và năng động sẽ hoàn thành công việc một cách xuất sắc nếu có sự hướng dẫn tốt.
Hãy sử dụng đòn bẩy cho chính bạn và cho doanh nghiệp của bạn để phát triển và thành công.
6. Chủ doanh nghiệp không phải là ông chủ
Bạn có thể sở hữu một công ty, nhưng bạn không phải là ông chủ. Bạn có thể là thành viên duy nhất trong công ty nhưng không phải là ông chủ. Bạn còn có rất nhiều ông chủ.
Ông chủ đầu tiên của bạn là khách hàng. Bạn làm việc cho khách hàng. Người khách hàng tốt sẽ cho bạn biết họ cần gì và bạn sẽ làm điều đó. Nếu khách hàng muốn những quả táo sạch bóng, hãy lau chúng thật sạch. Nếu khách hàng muốn được cập nhật thông tin hàng tuần, hãy lên lịch vào thứ 6 hàng tuần. Nếu khách hàng muốn thanh toán bằng thẻ hãy chấp nhận thẻ. Bạn hãy làm bất cứ điều gì tốt cho khách hàng.
Bạn làm việc cho nhân viên của mình. Bạn loại bỏ cá chướng ngại vật cản trở nhân viên hoàn thành công việc. Bạn tổ chức đào tạo nhân viên. Bạn mang lại cho họ công việc, nơi làm việc và cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn. Bạn lắng nghe và làm theo những ý kiến hợp lý, có ích của họ.
Có thể bạn cũng có chủ nợ, các nhà đầu tư hay đối tác. Bạn buộc phải thực hiện những điều đã cam kết với họ. Bạn phải trả cho họ những khoản lãi. Bạn có thể đã ký vào những bản hợp đồng như hợp đồng thuê cửa hàng và bạn buộc phải thực hiện chúng.
Bạn đang làm việc cho khách hàng của mình. Bạn làm việc cho nhân viên, chủ nợ và cổ đông của mình. Bạn cũng làm việc cho nhân viên thuế quan. Nhưng bạn cũng đang làm việc cho chính mình và điều đó hoàn toàn hợp lý.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

nhịp sống doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập cho đến lúc tan rã sẽ phải trải qua các giai đoạn khác nhau. Trên thực tế tiến trình của con đường kinh doanh gồm có 7 giai đoạn. Nắm được 7 giai đoạn đó và biết cách lên kế hoạch sắp xếp cho chúng là yếu tố then chốt để đạt được những thành công trong kinh doanh.
GIAI ĐOẠN 1: GIEO HẠT
Đây là giai đoạn mà việc kinh doanh chỉ tồn tại trong suy nghĩ hay nói cách khác, mới chỉ là ý tưởng, ý đồ kinh doanh. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn "khai sinh" doanh nghiệp mới. Hầu hết các công ty trong giai đoạn này sẽ phải vượt qua thử thách: chấp nhận thị trường và theo đuổi thời cơ thích hợp. Trong giai đoạn này, chủ các doanh nghiệp nên cẩn trọng, không nên rải các nguồn tài chính quá mỏng.
Vấn đề trọng tâm của giai đoạn này làm sao chọn được thời cơ kinh doanh phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê để khởi nghiệp. Và cũng đừng quên những điểm mấu chốt quan trọng khác đó là: quyết định chọn cơ cấu quyền sở hữu doanh nghiệp, tìm cố vấn chuyên nghiệp, và lập kế hoạch kinh doanh.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng cho chính mình. Họ có thể dựa vào nguồn vốn vay mượn từ chủ sở hữu, bạn bè, gia đình, hay các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vốn từ nguồn khác như: nhà cung cấp, khách hàng, các khoản viện trợ của Chính phủ.
GIAI ĐOẠN 2: KHỞI ĐỘNG
Lúc này, doanh nghiệp vừa được hình thành và tồn tại một cách hợp pháp. Các sản phẩm và dịch vụ đã đi vào sản xuất và đã có những khách hàng đầu tiên. Trong giai đoạn kinh doanh này, những đòi hỏi về vốn và thời gian tìm kiếm thị trường được đánh giá khá cao. Và thử thách căn bản ở đây là không được để những khoản tiền dù là nhỏ nhất tuột khỏi tay. Chủ doanh nghiệp phải học cách khảo sát "tính thực tế" từ những nhu cầu từ phía khách hàng có thể mang lại lợi nhuận và chắc chắn rằng việc kinh doanh đang đi đúng hướng.
Giai đoạn khởi động đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập cơ sở khách hàng và thị trường cùng với nguồn ngân lưu được kiểm soát và theo dõi. Nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển trong giai đoạn này có thể kêu gọi từ người sở hữu, bạn bè, gia đình, nhà cung cấp, khách hàng, đi vay hay các khoản viện trợ.
GIAI ĐOẠN 3: PHÁT TRIỂN
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã trải qua "những năm chập chững biết đi" và nay phát triển thành một "đứa trẻ" thực sự. Các khoản doanh thu và khách hàng đang tăng lên, đồng nghĩa với sự xuất hiện của những thời cơ mới cũng như những thách thức mới. Lợi nhuận sinh trưởng kéo theo tính cạnh tranh cũng tăng. Thử thách khốc liệt nhất trong giai đoạn này mà công ty phải đối mặt với chính là thực đơn không đổi các vấn đề đưa ra để giành lấy thời cơ và các nguồn tài chính. Để làm được điều này, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý hiệu quả cao và có thể lên kế hoạch kinh doanh mới. Học hỏi để đào tạo nhân viên như thế nào cũng như việc quản lý và nghệ thuật giao phó, uỷ thác là chìa khoá cho sự thành công của giai đoạn này.
Chu trình nhịp sống tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên sự vận hành của chính doanh nghiệp ấy theo một cách thức chuẩn hơn nhằm đáp ứng với khối lượng bán hàng và lượng khách hàng ngày càng tăng. Do đó, doanh nghiệp cần áp dụng những hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và vận hành tốt hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và tuyển dụng những nhân viên có khả năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng trong giai đoạn này là vay từ ngân hàng, từ lợi nhuận, đối tác, viện trợ và những lựa chọn cho thuê.
GIAI ĐOẠN 4: ỔN ĐỊNH
Trong giai đoạn thiết lập, việc kinh doanh của công ty dường như đã "chín" và phát đạt với số lượng khách hàng trung thành chiếm vị trí trên thương trường. Tăng trưởng bán hàng không còn bùng nổ như trước nhưng vẫn duy trì trong tầm kiểm soát. Việc kinh doanh cũng trở thành một "thói quen" với các tiến trình tại chỗ nhằm bảo đảm cho tính kiên định, lâu dài đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Giai đoạn này doanh nghiệp có thể "tạm nghỉ ngơi" và hài lòng với những thành tích đã đạt được. Chủ doanh nghiệp đã làm việc cật lực và cũng cần thư giãn. Tuy nhiên, thương trường vô cùng tàn nhẫn, khốc liệt và mang tính cạnh tranh cao. Do vậy doanh nghiệp cần có một điểm tựa vững mạnh hơn trong hình ảnh lớn hơn. Những vấn đề như nhân tố kinh tế, tính cạnh tranh hay sự thay đổi thị yếu của khách hàng cũng như xu hướng có thể nhanh chóng làm cho mọi cố gắng trên của doanh nghiệp trở thành “công cốc công cò”. Do vậy, chu trình nhịp sống của doanh nghiệp được thiết lập sẽ phải dựa trên những cải tiến và hoạt động năng suất.
Để có thể cạnh tranh được với thị trường vốn, chủ doanh nghiệp sẽ cần đến những hoạt động kinh doanh tốt hơn và quy mô lớn hơn cùng với kỹ thuật tự động hoá và đổi mới các thiết bị nhằm cải thiện năng suất kinh doanh. Nguồn vốn cho giai đoạn này có thể lấy từ các khoản lợi nhuận, vay ngân hàng, nhà đầu tư và các khoản viện trợ của Chính phủ.
GIAI ĐOẠN 5: MỞ RỘNG
Sự tăng trưởng mới trong thị trường mới và các kênh phân phối là những đặc trưng cơ bản dễ thấy trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn cho sự lựa chọn của các ông chủ doanh nghiệp nhỏ nhằm chiếm lĩnh những phần lớn hơn của cổ phần thị trường và tìm kiếm nguồn doanh thu mới cũng như các kênh kinh doanh khác mang lại lợi nhuận. Việc mở rộng vào những thị trường mới đòi hỏi sự nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc kinh doanh ở giai đoạn gieo hạt và khởi động. Chủ doanh nghiệp nên tập trung những công việc kinh doanh mạo hiểm một chút. Điều này sẽ làm giàu thêm khả năng hiện tại và kinh nghiệm của chính họ.
Tiến lên phía trước, lao vào những lĩnh vực kinh doanh mới không liên quan có thể là cách thử sức với những thử thách khốc liệt. Cụ thể là doanh nghiệp nên tăng thêm những sản phẩm, dịch vụ mới và tung ra thị trường hiện tại hay mở rộng những sản phẩm dịch vụ đã có vào thị trường mới, vào các đối tượng khách hàng khác nhau và hoặc thị trường định hướng tới. Nguồn vốn cho giai đoạn mở rộng có thể lấy từ liên doanh, các ngân hàng, nhà đầu tư mới, đối tác.
GIAI ĐOẠN 6: SUY THOÁI
Những thay đổi về điều kiện thị trường, xã hội, nền kinh tế có thể làm giảm số lượng bán hàng, do đó lợi nhuận cũng giảm theo. Vấn đề này có thể làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản nhanh hơn bởi các doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ phải đương đầu với rất nhiều thử thách như lợi nhuận và doanh số bán hàng suy giảm, dòng ngân lưu có thể rơi vào tình trạng thâm hụt. Vấn đề lớn nhất là kéo dài thời gian để doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho dòng ngân lưu đang không mấy khả quan này.
Chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tự hỏi liệu đã đến lúc chuyển sang giai đoạn cuối cùng của chu trình nhịp sống doanh nghiệp - giai đoạn từ bỏ (tan rã) hay chưa. Họ cũng nên tìm kiếm những cơ hội mới, những mạo hiểm kinh doanh mới. Biện pháp cắt giảm chi phí và tìm ra những hướng đi mới nhằm mở rộng dòng ngân lưu là những việc làm cấp bách, cần thiết cho giai đoạn này. Nguồn vốn có thể huy động từ nhà cung cấp, khách hàng, những người sở hữu.
GIAI ĐOẠN 7: TAN RÃ
Giai đoạn này là thời điểm toàn bộ cả năm cố gắng và làm việc vất vả lao vào kinh doanh đồng khởi ra đi, hoặc có thể hiểu đơn giản là chấm dứt công việc kinh doanh toàn bộ. Việc phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi, đòi hỏi phải đánh giá thực tế tình hình công ty kỹ càng. Những năm làm việc cật lực để xây dựng công ty đôi khi thật khó khăn nén lại để xem xét đánh giá tình hình thực tế để quyết định đâu là giá trị đích thực của công ty (Vị thế của công ty) trong thương trường hiện tại.
Nếu một ông chủ doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để đóng cửa doanh nghiệp, thì sẽ phải đối mặt với thử thách liên quan đến vấn đề tài chính và tâm lý của sự thua lỗ. Đó là việc cần thiết để có được giá trị đích thực và chuyên nghiệp của công ty. Chủ doanh nghiệp cũng nên xem xét cách vận hành, rào cản cạnh tranh và cách quản lý sao cho công ty có thể đáp ứng và làm hài lòng khách hàng.
Trong giai đoạn này, việc thiết lập văn bản thoả thuận mua bán hợp pháp cùng với kế hoạch chuyển nhượng kinh doanh là điều rất quan trọng. Và nguồn vốn cho giai đoạn này chính là đối tác đánh giá kinh doanh. Các cố vấn tài chính và kế toán có thể đưa ra chiến lược thuế tốt nhất để quyết định xem nên bán hay đóng cửa doanh nghiệp.
LỜI KẾT
Các giai đoạn của chu trình nhịp sống doanh nghiệp chắc chắn sẽ không xảy ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất nhanh. Số khác có thể không tiến đến giai đoạn mở rộng và chỉ dừng ở giai đoạn ổn định. Thành công rực rỡ hay thất bại thảm hại trong kinh doanh tuỳ thuộc vào tài năng của chủ doanh nghiệp thích nghi với các thay đổi của chu trình cuộc sống.
Điều mà họ nên làm là tập trung và áp dụng các biện pháp nhằm giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Và những biện pháp này sẽ có tác động đến công ty sau này. Hiểu được việc áp dụng những giai đoạn nào trong chu trình kinh doanh là thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được bất kỳ thách thức nào phía trước và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

VÌ SAO TIẾP THỊ LẠI TRỞ NÊN KHÔNG HIỆU QUẢ?

Sau những nghiên cứu công phu về tiếp thị hiện đại, dưới góc nhìn mới, phương pháp luận mới, Kotler đã phát hiện ra mười điểm yếu đó và diễn giải trong cuốn sách Mười sai lầm chết người trong tiếp thị...
01. Công ty không nhìn thấu thị trường và không đáp ứng đúng cho khách hàng.
02. Công ty không hiểu các khách hàng mục tiêu của mình.
03. Công ty không theo dõi các đối thủ cạnh tranh của mình.
04. Công ty không xử lý các mối quan hệ với đối tác.
05. Công ty kém cỏi trong việc tìm kiếm những cơ hội mới.
06. Quy trình lập kế hoạch tiếp thị của công ty có khiếm khuyết.
07. Chính sách sản phẩm và dịch vụ của công ty cần thắt chạt lại
08. Các nỗ lực xây dựng thương hiệu và truyền thông của công ty yếu kém.
09. Công ty không được tổ chức tốt để triển khai hoạt động tếp thị.
10. CÔNG TY CHƯA TẬN DỤNG TỐI ĐA CÔNG NGHỆ...

Thuật xử thế của người xưa

Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi: 
- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí? 
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp: 
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người. 
Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp: 
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình. 
Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi: 
- Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí? 
Tử Lộ thưa: 
- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!... 
Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng: 
- Bất ngờ thay!... 
LỜI BÀN: 
Cùng một câu hỏi nhưng ba câu trả lời hoàn toàn khác nhau, đây thật là điều thú vị và bất ngờ. 
Nhưng ta thường thấy việc đời không khác nào một dòng sông, có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình, len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng tờ giữa bình nguyên... thiên hình vạn trạng. Nhưng mỗi dạng trạng đều phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Bởi không bao giờ trời mưa lụt mà sông cạn, trời nắng hạn mà nước sông dâng. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Con người cũng thế. Có lúc ta vì người và người vì ta, có lúc ta vì ta, và người vì người, theo hoàn cảnh mà hành sự. Như thế mới không lỗi. Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh. 
Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Eulide phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho"! Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. Vì đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước"! Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: - "Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước"! Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (vìsai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, "chân lý ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lý". Đúng hay không đúng còn tùy theo hoàn cảnh. Qua câu hỏi nhân trí của Khổng Tử, Ngũ tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói: 
- Không thương mình làm sao thương được người ngoài? 
Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" (ý nói phiến diện) mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

25 bí mật bán hàng

25 bí mật bán hàng

Làm thể nào để sản phẩm của tôi nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Tôi phải giải quyết các khiếu nại của khách hàng ra sao? Tôi nên cư xử thế nào để có được các đơn đặt hàng?… Để trả lời các câu hỏi trên, một số chuyên gia hàng đầu, tác giả của những cuốn sách về bán hàng sẽ chia sẻ các kinh nghiệm của họ.

Brian Tracy - chủ tịch hãng Brian Tracy International, California, tác giả một số cuốn sách nổi tiếng, trong đó có cuốn Advanced Selling Strategies (Chiến lược bán hàng hiệu quả) và Great Little Book on Successful Selling (Cuốn sách nhỏ hữu ích cho hoạt động bán hàng thành công): Bí quyết bán hàng cho những công ty lần đầu gia nhập thị trường.


1. Bán lợi ích, chứ không bán đặc điểm.

Sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là hướng sự tập trung vào đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ. Thay vì làm như vậy, bạn hãy chú ý đến lợi ích của sản phẩm/dịch vụ và nhấn mạnh những tác dụng, hiệu quả của chúng. Hãy luôn tập trung vào những ích lợi mà sản phẩm tạo ra cho các khách hàng của bạn.

2. Bán cho những người có vẻ như sẽ mua sản phẩm của bạn.

Khách hàng tiềm năng là những người rất quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ cũng là những người có quyết định mua sắm rất nhanh chóng. Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán cho những người chưa từng mua một chiếc máy photocopy, mà hãy bán cho những người đã sở hữu một chiếc máy, hay những người mà bạn biết chắc rằng họ đang rất quan tâm tới việc mua cho mình một chiếc máy. Hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn nổi trội như thế nào.

3. Khác biệt hoá sản phẩm của bạn.

Tại sao các khách hàng lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn chứ không phải là của các đối thủ cạnh tranh? Mọi người không thích phá bỏ sự quen thuộc và tiện nghi thường ngày của mình để thử một cái gì đó mới mẻ. Vì vậy, hãy đưa ra cho các khách hàng ba lý do thích hợp để dùng thử sản phẩm của bạn, ví dụ, sản phẩm/dịch vụ của bạn có tốc độ cao hơn, giá thành rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.

4. Mặt đối mặt.

Việc tiêu phí tiền bạc cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là một trong những cách thức ít hiệu quả nhất đối với những công ty mới khởi sự kinh doanh. Không có con đường tắt nào để tiếp cận với khách hàng tốt hơn việc bạn trực tiếp mặt đối mặt với các khách hàng của mình - hoặc ít nhất là nói chuyện qua điện thoại.

5. Tập trung vào công việc bán hàng thứ cấp.

Gần 85% doanh thu bán hàng được tạo ra từ hoạt động giao tiếp và qua lời nói. Đó là kết quả của việc một ai đó khuyên bạn bè, người thân của họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, do đó bạn hãy tập trung vào việc thiết lập nhiều mối quan hệ và để những người quen giới thiệu người quen của họ với bạn. Hãy tự hỏi bản thân: Liệu các khách hàng của mình đã thực sự thoả mãn để qua đó họ tiếp tục mua sắm sản phẩm/dịch vụ mình đang cung cấp và giới thiệu về mình cho bạn bè, người thân của họ chưa?

o O o


Linda Richardson - chủ tịch công ty The Richardson, tác giả cuốn Stop Telling, Start Selling: Using Customer Focus Dialogue to Close Sales (Hãy dừng nói chuyện, Bắt đầu bán hàng: Sử dụng cuộc hội thoại trọng tâm vào khách hàng để đạt được thành công khi tiến hành hoạt động giới thiệu bán hàng): Thành công với những lời giới thiệu bán hàng.


1. Xây dựng các mối quan hệ.

Trước khi bắt đầu thảo luận về công việc mua sắm, hãy xây dựng những mối quan hệ gần gũi với các khách hàng tiềm năng. Muốn vậy, bạn cần tìm hiểu xem giữa bạn và khách hàng có điểm chung nào hay không? Công ty của khách hàng có xuất hiện trên các trang tin tức gần đây hay không? Liệu khách hàng có quan tâm đến thể thao hay không? Hãy đào sâu một chút vào công việc kinh doanh và cá nhân khách hàng để bạn có thể tạo dựng nên những mối quan hệ chân thật.

2. Đặt các câu hỏi mở.

Bạn không nên đưa ra các câu hỏi mà câu trả lời sẽ là "có" hay "không", mà hãy thảo luận nhiều hơn về chi phí, giá cả, thủ tục và các yếu tố kỹ thuật khác với khách hàng. Bạn cần đặt những câu hỏi sao cho câu trả lời sẽ hé mở động cơ mua sắm của khách hàng, những vấn đề còn băn khoăn hay khúc mắc của khách hàng, đặc biệt là quá trình ra quyết định mua sắm của họ. Đừng ngại hỏi khách hàng rằng tại sao họ lại cảm nhận theo một cách nào đó, đó sẽ là cách thức để bạn hiểu được các khách hàng của mình.

3. Thăm dò kỹ hơn.

Nếu một khách hàng nói với bạn rằng: "Chúng tôi đang tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm chi phí và có hiệu suất cao", thì liệu bạn có nên ngay lập tức nói với họ về việc sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và hiệu suất của họ không? Một nhân viên bán hàng thông minh sẽ không làm như vậy. Anh ta sẽ hỏi thêm một số câu hỏi và thăm dò khách hàng kỹ hơn để có thêm các thông tin giúp bạn định vị tốt hơn sản phẩm của mình, cũng như cho bạn thấy rõ hơn nhu cầu thực sự của khách hàng.

4. Học để lắng nghe.

Những nhân viên bán hàng nói liên hồi trong suốt thời gian tiếp xúc với khách hàng về sản phẩm thường chỉ làm cho khách hàng chán nản và bỏ đi. Vì thế, bạn nên lắng nghe khách hàng ít nhất trong một nửa thời gian trò chuyện. Bạn có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình bằng việc ghi chép, quan sát cử chỉ, thái độ của khách hàng, không vội vàng sớm kết luận và hãy tập trung vào những gì khách hàng đang nói.

5. Những công việc hậu mãi.

Hãy viết một tấm thiệp cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi họ mua sắm để đảm bảo rằng khách hàng thực sự được thoả mãn với sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng duy trì mối liên hệ thường xuyên trong tương lai.

o O o


Shari Posey - chủ tịch hãng Executive Insights, một công ty sản xuất băng audio tại Long Beach, California, chuyên về các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp: Chuẩn bị và Bảo đảm.


1. Soạn thảo sẵn một khẩu hiệu bán hàng và những lời giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

Việc tạo ra những lời giới thiệu bán hàng không phải là công việc thể làm qua loa. Hãy luôn sử dụng những lời giới thiệu bán hàng đã được soạn thảo sẵn, xây dựng những câu hỏi cần thiết để thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng cho từng điểm một. Điều này sẽ giúp bạn xác định được khách hàng có thể phàn nàn hay khó chịu về điều gì, qua đó bạn sẽ cho các khách hàng thấy được sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng tốt những nhu cầu của họ như thế nào.

2. Ghi chép những khiếu nại, phàn nàn.

Hãy để cho các khách hàng thấy bạn thực sự lắng nghe những gì họ nói bằng việc ghi chép lại những vướng mắc của họ. Theo cách này, bạn có thể trả lời rành mạch tất cả những phàn nàn của khách hàng bằng việc cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại cho họ những lợi ích gì, ví dụ như tiết kiệm tiền bạc, nâng cao hiệu suất, gia tăng động cơ làm việc của nhân viên, hay đẩy mạnh uy tín và danh tiếng của công ty khách hàng.

3. Khuyến khích mua thử lần đầu.

Hãy đưa ra cho khách hàng một điều gì đó thiết yếu làm cho họ quan tâm đến sản phẩm. Nếu thích, họ sẽ nhanh chóng ra quyết định ngay, thay vì lưỡng lự vài ngày hay hoãn lại quyết định mua sắm vô thời hạn. Những khuyến khích mua sắm lần đầu có thể là: "Giảm giá 10% nếu bạn mua ngay hôm nay", hay "Nếu mua ngay lúc này, bạn sẽ nhận được một giờ tư vấn miễn phí".

4. Đưa ra lời bảo đảm chắc chắn.

Hãy để cho khách hàng biết rằng sự thoả mãn của họ luôn được đảm bảo. Một chính sách hoàn trả sản phẩm sẽ giảm thiểu những phàn nàn từ phía khách hàng và cho thấy bạn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình. Những lời bảo đảm như vậy không nên bao gồm bất cứ một điều kiện nào, theo kiểu "sản phẩm chỉ được bảo đảm trong vòng 30 ngày". Bạn có thể sử dụng lời bảo đảm thậm chí cả khi bạn cung cấp dịch vụ. Sự thoả mãn của khách hàng phải được đảm bảo: "Bạn sẽ hồi hộp lo lắng với dịch vụ của chúng tôi hay chúng tôi sẽ chỉnh sửa lại cho bạn với chi phí của công ty".

5. Kết thúc với hai lựa chọn.

Thay vì hỏi: “"Quý vị thấy thế nào?", bạn hãy đưa ra cho khách hàng một sự lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn đang bán sách giáo khoa cho những người chuẩn bị nhập học, hãy hỏi liệu họ có mua mua cả bộ sách hay mua bộ sách cùng với băng audio không. Trong khi khách hàng nói lên nhu cầu của họ, bạn hãy ghi lại những gì họ nói. Khách hàng của bạn sẽ luôn mong muốn giao dịch với bạn, bởi vì trong suy nghĩ, họ nhận ra rằng họ có sự gắn bó với bạn.

o O o


Bob Bly - nhà viết quảng cáo và nhà tư vấn độc lập tại Dumont, New Jersey, chuyên gia trong lĩnh vực B2B và tiếp thị trực tiếp, tác giả của trên 50 cuốn sách khác nhau, trong đó có cuốn The Copywriter's Handbook (Sổ tay người viết quảng cáo): Những dữ liệu bán hàng luôn cần thiết.


1. Hướng dữ liệu bán hàng của bạn tới những đối tượng cụ thể.

Ngày nay, không dễ để hiểu và đáp ứng các nhu cầu của mọi khách hàng tiềm năng trên thị trường. Hãy cho thấy bạn là một chuyên gia thực thụ, bạn có một lợi thế bán hàng và sẽ trở nên đáng tin cậy khi những dữ liệu bán hàng của bạn được nhắm tới một số đối tượng khách hàng cụ thể nào đó. Hãy cho biết bạn đưa ra "những dịch vụ kế toán cho các đại lý quảng cáo", chứ không phải là "dịch vụ kế toán nói chung".

2. Sử dụng lời chứng nhận xác thực.

Mọi người có thể không tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được những điều mà bạn nói. Vì thế, bạn hãy sử dụng những chứng nhận xác thực về việc các khách hàng hiện tại hay quá khứ tán dương, khen ngợi bạn và công ty bạn như thế nào. Những chứng nhận này nên được viết thành văn bản bằng chính chữ viết của khách hàng, được trình bày trong ngoặc kép. Chúng có thể được sử dụng trong các lá thư chào hàng, bản giới thiệu sản phẩm và trong các quảng cáo.

3. Giới thiệu dựa trên quan điểm của khách hàng.

Hãy bắt đầu các văn bản của bạn với những điều cam kết cho khách hàng và những gì mà phần lớn mọi người đều quan tâm. Nếu một đại lý bảo hiểm muốn giới thiệu chương trình bảo hiểm nhân thọ mới dành cho các nhân viên công sở, thì cụm từ "Giới thiệu về Chương trình bảo hiểm nhân thọ có lợi cho nhân viên" là rất cần thiết. Và đại lý bảo hiểm cũng sẽ có được những kết quả tốt hơn nếu viết một điều gì đó liên quan trực tiếp tới quyền lợi của khách hàng: "Liệu sự tăng vọt của các chi phí và giá thành bảo hiểm có khiến bạn gặp nhiều khó khăn?".

4. Sử dụng câu hỏi.

Một cách thức tuyệt với để cam kết với khách hàng của bạn là đặt những câu hỏi ngay trên tiêu đề của các văn bản giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và tài liệu bán hàng khác. "Mọi cửa hàng rửa xe đều biết 7 bí quyết thành công trong kinh doanh. Liệu bạn có biết không?", hay "Tại sao các hãng cung cấp chảo vệ tinh lại không nói ra sự thật này?".

5. Biến tiêu cực thành tích cực.

Nếu công ty bạn chỉ mới hoạt động và chưa bán được nhiều sản phẩm hay chưa thu hút được nhiều khách hàng, thì bạn cũng đừng tuyệt vọng. Bạn nên suy nghĩ theo cách sau: "Không chỉ một người mua sản phẩm của mình trong số hàng nghìn người từng hiểu được những lợi thế của sản phẩm mới mà mình cung cấp".

o O o


Barry Farber - chuyên gia hàng đầu về quản lý bán hàng, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, bao gồm cuốn 12 Clichés of Selling and Why They Work (12 khuôn mẫu bán hàng và tại sao chúng phát huy hiệu quả): Tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng của bạn.


1. Biết rõ về khách hàng và về công việc của họ.

Các khách hàng luôn mong đợi bạn thấu hiểu về công việc, về sản phẩm/dịch vụ của họ và cả đối thủ của họ. Hãy nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, các vấn đề và chiều hướng phát triển của nó, tìm ra ai là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của khách hàng… Bạn có thể sử dụng một vài công cụ nghiên cứu như bản báo cáo thường niên, hướng dẫn của phòng thương mại địa phương, thông cáo kinh doanh đại chúng và chính những bản giới thiệu, thư và catalogue của khách hàng…

2. Tổ chức, sắp xếp bản giới thiệu bán hàng của bạn.

Cấu trúc cơ bản của bất kỳ bản giới thiệu bán hàng nào đều bao gồm 6 điểm then chốt, bao gồm: xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, giới thiệu chủ đề kinh doanh, đưa ra những câu hỏi để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, tổng kết nội dung bán hàng cơ bản của bạn, và khép lại công việc bán hàng.

3. Ghi chép.

Đừng ỷ lại vào trí nhớ của bạn. Hãy hỏi khách hàng xem trong thời gian thảo luận giữa hai bên, việc ghi chép có tiện lợi không. Hãy ghi chép lại những điểm quan trọng mà bạn có thể đề cập sau trong thời gian nói chuyện.

4. Đáp lại sự phàn nàn, khó chịu của khách hàng bằng "cảm thấy, đã cảm nhận được, thấy rằng…".

Đừng phản ứng trong khi khách hàng đang nói kiểu như "Tôi không quan tâm", hay "Hiện giờ tôi không có thời gian" mà thay vào đói là câu trả lời "Tôi hiểu quý vị cảm nhận như thế nào. Rất nhiều khách hàng hiện tại của chúng tôi cũng cảm thấy như vậy. Nhưng khi họ thấy rằng họ có thể tiết kiệm bao nhiêu thời gian nếu sử dụng sản phẩm của chúng tôi, họ đã ngạc nhiên vô cùng". Sau đó đề nghị một buổi hẹn gặp với khách hàng.

5. Đề nghị khách hàng cho biết ý kiến phản hồi.

Nếu bạn muốn cải thiện bản giới thiệu bán hàng của mình hay các mối quan hệ với khách hàng, hãy đề nghị họ cho biết ý kiến về việc bạn cần phải làm những gì để duy trì và gia tăng chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nhiều khách hàng có những phàn nàn nhỏ nhặt, nhưng họ không nói, mà họ chỉ không mua sản phẩm của bạn nữa. Nhưng nếu bạn hỏi, họ sẽ vui vẻ nói với bạn và cũng đem lại cho bạn cơ hội để giải quyết các thắc mắc của mình.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Đêm Mơ Gặp Bác

Đêm rất sâu con nằm mơ thấy Bác
Quần áo nâu sồng như một lão nông
Sớm tinh mơ Người vác quốc thăm đồng
Trò chuyện cùng người già tay bế bồng con trẻ
Trong giấc mơ con thấy người lặng lẽ
Giọt nước mắt rơi trên những cánh đồng
Với những người nghèo
Người không gọi” đám đông”
Trong giấc mơ bước chân người rất khẽ
Sợ làm đau cây lúa quê nghèo
Những hạt lúa cũng mang hình đất nước
Bão giông qua rồi…
Giông bão lại nhiều hơn!
Những hạt lúa mang trong mình nước mắt
Của cha rơi trên áo mẹ bạc sờn
Đêm nhớ Bác con thấy mình có lỗi
Trong giấc mơ mà thấy Bác không vui…!
Tháng 5 năm 2012
SKĐS

Trận Bình độ 400 (Lạng Sơn, tháng 5 năm 1981)

Cao điểm 400 là một cao điểm nhỏ, với tiếp diện chỉ có vài trăm mét, chỉ đủ cho vài trăm binh sĩ trú đóng. Tại đây, phía Trung Quốc triển khai một Sư đoàn Bộ binh làm đơn vị tiến công chủ lực và hàng chục các đơn vị hỗ trợ như pháo binh, công binh...v.v... Quy mô tổng cộng có lúc lên tới ba bốn vạn quân. Phía Việt Nam, Thiếu Tướng Hoàng Đan trực tiếp chỉ huy, lấy Trung đoàn Bộ binh 52 thuộc Sư đoàn 337 làm đơn vị phòng ngự chủ lực, được hỗ trợ bởi các đơn vị như Đoàn Đặc công 198, Trung đoàn Công binh 514, Tiểu đoàn Pháo binh 11 thuộc Trung đoàn Pháo binh 108...v.v... Quân số khoảng một vạn quân.
Khi Thiếu tướng Hoàng Đan tới mặt trận, Quân đội Trung Quốc đã chiếm được cao điểm 400. Ông ngay lập tức triển khai tái chiếm lại. Với gần ba mươi năm thao chiến từ năm 45 tới năm 75 của mình, các trung đội đặc công Việt Nam tinh nhuệ không mấy khó khăn tiêu diệt tiểu đoàn phòng thủ cao điểm 400 của Quân Đội Trung Quốc, rồi chuyển giao công việc phòng thủ cao điểm này cho Trung đoàn Bộ binh 52. Trong khi đó, để chiếm được cao điểm, Trung Quốc phải trả cái giá đắt hơn rất nhiều. Như cách tiền nhân Trung Quốc đã dùng từ thời Chiến tranh Triều Tiên, họ dùng chiến lược biển người. Chỉ huy Trung Quốc lấy từng tiểu đoàn một ùa lên, sau một vài đợt tiến công mới chiếm được cao điểm, thương vong hàng trăm người. Phía Việt Nam thì đại đội phòng thủ thuộc Trung đoàn Bộ Binh 52 đóng trên cao điểm hi sinh gần như toàn bộ.
Sau đó, suốt một tháng, một khi một bên chiếm được cao điểm, bên còn lại ngay lập tức tổ chức tiến công vào cao điểm. Hai bên luân phiên chiếm đóng trường kỳ cao điểm trên, tạo nên một cuộc chiến tiêu hao, một cuộc chiến tâm lý, một cuộc chiến về sĩ khí. Điều này khiến ưu thế về quân số của Trung Quốc mất hẳn. Thế công trên mặt trận của Quân đội Trung Quốc mất dần, do các lực lượng chủ chốt bị giữ lại ở quanh Bình Độ 400. Đồng thời, Thiếu tướng Hoàng Đan cũng tổ chức các cánh quân nhỏ, tinh nhuệ đánh thọc sườn, tập hậu, đánh sâu vào hậu phương địch, gây ảnh hưởng tới khả năng tác chiến cũng như sĩ khí của Quân Đội Trung Quốc.
Trong lúc trận đánh diễn ra, Hoàng Đan đã nhiều lần lên trên cao điểm 400, trực tiếp quan sát, chỉ huy chiến trận. Một trong những lần đó, Quân đội Trung Quốc triển khai lực lượng pháo binh, tạo nên hỏa lực tập trung, hòng cày nát cao điểm 400. Thiếu tướng Hoàng Đan vẫn bình tĩnh, ngồi xuống ghế quan sát trận pháo từ trên cao. Ông bảo với những cấp dưới trốn dưới công sự:
“ Sống, chết, thời, vận, số! Một khi anh đã tới số thì đạn pháo còn tìm được anh trong công sự! ”
Điều này giúp cho sĩ khí của đại đội phòng thủ luôn cao, dù cho biết rằng sẽ hi sinh khi lên cao điểm phòng thủ.
Trải qua hàng chục cuộc giao chiến lớn nhỏ quanh khu vực cao điểm 400, Thiếu tướng Hoàng Đan đã đánh quệ sư đoàn bộ binh chủ công của Quân Đội Trung Quốc, buộc địch phải dùng tới cả các đơn vị dự bị. Tuy nhiên, thương vong bên phía Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng rất lớn: trung đoàn bộ binh 52 cũng ở trong tình trạng không khá hơn địch là bao, một số đại đội thậm chí hi sinh toàn bộ. Cuối tháng 6, nhận thấy thế địch đã mất, không cần phải hi sinh thêm binh sĩ ở cao điểm 400 nữa, ông cho rút xuống các đơn vị bộ binh còn lại, chỉ sử dụng pháo binh đánh chặn. Sau khi các đơn vị bộ binh của Việt Nam lùi sâu khỏi mặt trận, Quân Đội Trung Quốc cũng không tiến công, chiếm lấy cao điểm, do thiên thời đã mất. Họ chỉ sử dụng pháo binh đáp trả Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới cuối năm 1981 thì hai bên dần rút khỏi khu vực giao chiến.
Bài thơ Bình độ 400
Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?
Lắc lư xe quan tài vượt về sau
Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày
Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một!
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.
Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số!
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.
Những chàng trai sống, chết trận này ơi!
Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao ?
St: Nguyễn Mạnh Hùng

LO NƯỚC

Đã Biết: 

Thời kỳ đồ đồng đồ đá đã qua
Thời kỳ đồ sắt đồ gang đã hết
Thế kỷ 20 lên mặt trăng, lặn đáy đại dương dễ như chơi
Thể kỷ 21 đến tinh tú, ra thái dương hệ chuyện sớm tối
Nước ngoài mọi thành tựu đã bước qua
Nước ta một chiếc xe làm chưa nổi

Đứng ngồi sao yên,

Anh phải vào Nam ra Bắc, đến mọi góc ngách phố phường
Anh phải qua Tây sang Đông, tới khắp muôn miền tổ quốc
Anh tới những bản làng heo hút
Anh tới những con hẻm vắng teo
Anh chèo biển lớn tít mù khơi
Anh leo núi sâu cao chót vót

Anh Đã Thấy,

Trung tâm số ít những tòa nhà chọc trời tráng lệ
Ngoại thành đa phần những căn nhà lụp xụp xác xơ
Phần lớn mọi người đi xe máy, của những thương hiệu nước ngoài
Số ít vài người lái xe hơi, của các tập đoàn ngoại quốc
Bạn trẻ xí xọn lướt web, chụp nhìn trên những con I-phone Sam Sung... mới hót
Cô bác hí hửng nghe gọi, nhắn tin trên những con No-Kia, Mo-Tor... cũ đời
Nhà nhà sử sụng Ti vi- Tủ lạnh- Điều hòa...của Nhật- Hàn
Người người sử dụng Lap top- Tính bảng- Xe hơi...Đức- Mỹ
Bác nông dân trồng lúa cả vụ, thu hoạch vài tấn không mua nổi smart-phone bé teo
Anh công nhân làm lụng cả tháng, lĩnh lương vài triệu không đủ trả phòng trọ vài mét

Than ôi,

Nước ta nhập toàn hàng xa xỉ điện tử... mắc tiền
Nước ngoài mua những hàng nhu yếu nông sản... giá rẻ
Còng lưng làm lụng cả vụ, được vài tấn lúa tấn khoai
Cố đứng tăng ca nguyên ngày, được vài đồng vài chục
Không phải vì khoai lúa lương bổng o ép chi trả giá bèo...
Mà bởi vì sản phẩm lao động giá trị gia tăng không có...
Người giàu thì quá ít, mà người nghèo quá nhiều
Mình làm chẳng được nhiêu, mà bạn đường chưa có

Lòng Mỗ,

Ngày đi làm cứ, nghĩ nghĩ suy suy
Tối về nghỉ vẫn, ngơ ngơ ngẩn ngẩn
Làm sao phát triển nước nhà thịnh vượng
Làm sao sánh bước năm châu hùng cường
Con đường phí trước lắm gian nan
Người đời mịt mù trong sương khói

Phải chăng,

Cần một nền giáo dục vượt thời...
Cần một sự kế hoạch đi trước...
Cần lắm những bậc tài đức lãnh đạo
Cần lắm những đấng hào kiệt chung vai
Đồng lòng một tiếng non sông
Gánh vác dựng xây nước Việt

Biết mình:

Sở dĩ tuổi không còn trẻ, nên sức đã mòn
Bởi vì tóc chẳng còn xanh, nên trí đã kiệt
Đời người gió thổi mây bay
Cây xanh xuân qua thu tới
Một cây làm chẳng nên non
Một mình gánh sao nghiệp nước

Thôi thì,

Đôi lời muốn nói...
Vài chữ giải bày...
...
Mong tìm được người, cùng chung chí hướng
Cầu tìm được bạn, trà đạo ngâm thơ
Nay đêm khuya vắng, tái bút nơi đây
Mai sáng bình minh, luận bàn thiên hạ
. . .
06-04-2014

sieuthitaigia

Bài học đúc kết từ người làm giàu

1. Có tiền tốt hơn không có tiền
Tiền không mua được cho bạn hạnh phúc nhưng mua được nhiều thứ khác, ví như sự an toàn về tài chính, chế độ chăm sóc y tế, giáo dọc, du lịch, cuộc sống về hưu chất lượng tốt. Nói tóm gọn: Tự do.
2. Đừng trở thành người thừa tiền và thiếu thời gian
Dành mọi thời gian rỗi của bạn để kiếm tiền thực sự tạo ra vấn đề lớn, đặc biệt tại những nghề nghiệp đặc thù. Luật sư, bác sỹ, nhân viên ngân hàng và kế toán, do bản chất công việc, có thể mải mê đến mức họ bỏ qua mối quan hệ với gia đình.
Khi sự ổn định của đời sống bình thường chấm dứt, yếu tố mất cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ tăng lên.
Làm việc thực chất là quá trình đổi thời gian lấy tiền. Hãy nhớ: “Việc bạn làm gì với tiền có ý nghĩa hơn nhiều so với đống tài sản bạn mua được khi bạn mua được bằng tiền. Nếu bạn trở nên giàu có những quên đi mối quan hệ với bạn đời và không chăm sóc được lũ trẻ khi chúng đang tuổi lớn, bạn nghèo hơn bạn tưởng.”
3. Kỷ niệm quan trọng hơn vật chất
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đối với người giàu có, ô tô xịn, du thuyền, nhà cửa, trang sức và đồng hồ đứng cuối bảng ưu tiên.
Ưu tiên của họ: Kỷ niệm và thành công. Điều này còn đúng hơn khi nhìn từ góc độ gia đình.
Có thực sự rằng dàn loa 100.000USD mang lại âm thanh tốt hơn 20 lần so với dàn loa 5.000USD? Xe ô tô thể thao giá 250.000USD chạy nhanh gấp 5 lần xe giá 50.000USD? Hiện nay, người ta có thể mua căn nhà tuyệt đẹp tại Mỹ với giá 1 triệu USD, giá rẻ hơn nếu vào sâu nội địa. Và căn nhà 10 triệu USD cũng không đẹp gấp 10 lần. Bất kỳ ai đang sở hữu đồng hồ Rolex giá 10.000USD sẽ nói với bạn rằng chiếc đồng hồ Casio 39USD cũng rất tốt.
Khi nói đến lợi ích của tài sản, tác giả bài viết luôn được nghe câu chuyện về những kỷ niệm đẹp, buổi tụ họp của gia đình, kỳ nghỉ, sự kiện thể thao, đám cưới và nhiều kỷ niệm đẹp khác. Khi có việc gì đó cần tiền, gần như gia đình nào cũng có cách riêng phù hợp với điều kiện của mình.
4. Hãy cẩn thận với những khoản nợ, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời
Có một sự thật tồi tệ: Các công ty thường muốn nhân viên của mình vay nợ thật nhiều. Họ sẽ giúp bạn làm việc đó, đồng ký kết các hợp đồng mua nhà thế chấp hoặc thậm chí trực tiếp cho bạn vay tiền với lãi suất ưu đãi.
Họ khuyến khích bạn tiêu xài điên cuồng, nới hạn mức tín dụng cho nhân viên xuất sắc. Bạn cần một căn nhà lớn và như vậy phải vay nợ nhiều. Với hình thức hỗ trợ như vậy, có thật các công ty rất tốt không?
Không hẳn như vậy. Các ngân hàng lớn, tổ chức đầu tư, công ty luật và kế toán đã học được cách kiếm lời rất lớn bằng cách lắp “cùm vàng” vào tay nhân viên giỏi nhất. Những kẻ làm công ăn lương này sẽ làm việc chăm chỉ hơn, ở lại công ty nhiều thời gian hơn so với nhóm nhân viên chẳng vay nợ xu nào.
Hơn thế nữa, những nhân viên vay nợ sẽ không bỏ công ty sang làm việc cho một công ty nhỏ hay đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ lấy điều này khi bạn nhận được ưu đãi tín dụng, bạn càng vay sẽ càng thiệt.
5. Cần lập mục tiêu
Tác giả bài viết có một người bạn doanh nhân. Ông ấy là thành viên ban quản trị một công ty dotcom thập niên 1990. Ông bán cổ phiếu của mình quá sớm, chỉ với số tiền thu về 30 triệu USD, trong khi đó chỉ vài tháng sau con số này lên tới 90 triệu USD.
Tuy nhiên điều đó chẳng có nhiều ý nghĩa với ông. Ông sử dụng chỗ tiền thu về cho công ty tiếp theo và cuối cùng thu về 1 tỷ USD. Mục tiêu dài hạn và khả năng hiện thực hóa mục tiêu đã giúp ông thành công.
Ông nói: “Tôi rất ngạc nhiên với việc nhiều người sống không có mục tiêu gì. Họ đơn giản chỉ để dòng sông cuộc đời trôi qua.”
Người Latinh có câu: “Chiến thắng cần đến sự chuẩn bị kỹ càng.” Khi bạn đã có kế hoạch cẩn thận, bạn sẽ ngạc nhiên với cái bạn làm được.
6. Không nên quên mất hiện tại
Mục tiêu cũng rất quan trọng, tuy nhiên không nên quên đi những gì đang diễn ra hiện nay.
Điều này đặc biệt đúng với nhóm doanh nhân, nhà điều hành doanh nghiệp và người có tính cách thuộc nhóm A. Đừng để những giấc mơ về tòa lâu đài khiến bạn không tận hưởng được niềm hạnh phúc trong căn nhà mà mình đang sống.
7. Cần đến một chút may mắn
Tác giả bài viết hết sức ngạc nhiên với một điều sau khi gặp nhiều người giàu có, đặc biệt các doanh nhân công nghệ, đó là họ hết sức cám ơn sự may mắn của họ. Tác giả thường được nghe câu: “Thông minh cũng tốt nhưng may mắn còn tốt hơn.” Một triết gia nổi tiếng đã nói: “May mắn đến khi đã có sự chuẩn bị tốt đi kèm với cơ hội.”
Tác giả bài viết không dám khẳng định liệu thông minh hay may mắn sẽ tốt hơn, tuy nhiên phần lớn cơ hội đến cần nhiều hơn sự may mắn.
Câu chuyện "Sống có chất để tạo lập cho chính mình 1 style riêng"
Đơn giản chỉ là việc đi làm đúng giờ cũng tạo cho mình 1 cái nhìn thân thiện với mọi
Cuộc đời cũng giống như trò chơi tung hứng. Bạn có trong tay 5 quả bóng có tên là: Công Việc, Gia Đình, Sức Khỏe, Bạn Bè và Tinh Thần. Bạn phải cố gắng không làm rơi bất cứ quả bóng nào. Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất. Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính mình.
Ly cafe đầy phong cách sáng tạo
Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất. Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính mình.
Đừng hạ thấp giá trị bản thân khi so sánh mình với người khác. Mỗi chúng ta đều là những con người đặc biệt và có giá trị riêng. Nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là biết mình được đánh giá và nhìn nhận đúng.
Đừng để những ước mơ, mục đích của bạn lệ thuộc vào người khác, mà phải bắt nguồn từ chính khao khát, đam mê của bạn. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho bản thân mình.
Bạn hãy nâng niu, gìn giữ những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong trái tim bạn. Đó chính là những giá trị tinh thần để cuộc sống của bạn thêm phần ý nghĩa.
Đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô nghĩa khi mãi chìm đắm trong kỷ niệm hay nỗi đau trong quá khứ hoặc lo lắng quá về tương lai. Hãy sống trọn vẹn cho giây phút hiện tại bằng tất cả cảm nhận và nhiệt huyết của trái tim mình.
Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn có thể làm được điều gì đó. Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt khi bạn thôi không muốn cố gắng nữa.
Đừng ngại nhìn nhận rằng bạn là người chưa hoàn hảo. Sự trưởng thành của con người diễn ra trong mọi giai đoạn cuộc sống. Chính sự nhìn nhận những khiếm khuyết đó sẽ là sợi chỉ nối kết mọi người lại với nhau. Hãy học hỏi vì kiến thức và trải nghiệm là vốn quý nhất mà bạn luôn có thể mang theo bên mình.
Đừng sợ phải đối mặt với khó khăn, thử thách vì đó chính là cơ hội vững vàng để bạn trưởng thành hơn.
Đừng để tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời bạn bằng cách nói rằng thật khó tìm thấy nó. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi. Cách mau chóng nhất để đánh mất tình yêu là cố giữ nó thực chặt. Và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu là chắp cho nó một đôi cánh.
Hãy sử dụng thời gian và ngôn ngữ một cách cẩn thận. Không một lời nói hay khoảnh khắc nào đã qua có thể lấy lại được.
Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh để rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ phải tự hỏi mình đang ở đâu. Hãy vạch ra hành trình để luôn ý thức được rằng mình đang đi đâu trong hành trình ấy.
Cuộc đời ko phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. Điều quan trọng không phảỉ là phần thưởng khi bạn đến đích, mà chính là những gì bạn đã cảm nhận được trên từng chặng đường đi.
Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .