Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Trận Bình độ 400 (Lạng Sơn, tháng 5 năm 1981)

Cao điểm 400 là một cao điểm nhỏ, với tiếp diện chỉ có vài trăm mét, chỉ đủ cho vài trăm binh sĩ trú đóng. Tại đây, phía Trung Quốc triển khai một Sư đoàn Bộ binh làm đơn vị tiến công chủ lực và hàng chục các đơn vị hỗ trợ như pháo binh, công binh...v.v... Quy mô tổng cộng có lúc lên tới ba bốn vạn quân. Phía Việt Nam, Thiếu Tướng Hoàng Đan trực tiếp chỉ huy, lấy Trung đoàn Bộ binh 52 thuộc Sư đoàn 337 làm đơn vị phòng ngự chủ lực, được hỗ trợ bởi các đơn vị như Đoàn Đặc công 198, Trung đoàn Công binh 514, Tiểu đoàn Pháo binh 11 thuộc Trung đoàn Pháo binh 108...v.v... Quân số khoảng một vạn quân.
Khi Thiếu tướng Hoàng Đan tới mặt trận, Quân đội Trung Quốc đã chiếm được cao điểm 400. Ông ngay lập tức triển khai tái chiếm lại. Với gần ba mươi năm thao chiến từ năm 45 tới năm 75 của mình, các trung đội đặc công Việt Nam tinh nhuệ không mấy khó khăn tiêu diệt tiểu đoàn phòng thủ cao điểm 400 của Quân Đội Trung Quốc, rồi chuyển giao công việc phòng thủ cao điểm này cho Trung đoàn Bộ binh 52. Trong khi đó, để chiếm được cao điểm, Trung Quốc phải trả cái giá đắt hơn rất nhiều. Như cách tiền nhân Trung Quốc đã dùng từ thời Chiến tranh Triều Tiên, họ dùng chiến lược biển người. Chỉ huy Trung Quốc lấy từng tiểu đoàn một ùa lên, sau một vài đợt tiến công mới chiếm được cao điểm, thương vong hàng trăm người. Phía Việt Nam thì đại đội phòng thủ thuộc Trung đoàn Bộ Binh 52 đóng trên cao điểm hi sinh gần như toàn bộ.
Sau đó, suốt một tháng, một khi một bên chiếm được cao điểm, bên còn lại ngay lập tức tổ chức tiến công vào cao điểm. Hai bên luân phiên chiếm đóng trường kỳ cao điểm trên, tạo nên một cuộc chiến tiêu hao, một cuộc chiến tâm lý, một cuộc chiến về sĩ khí. Điều này khiến ưu thế về quân số của Trung Quốc mất hẳn. Thế công trên mặt trận của Quân đội Trung Quốc mất dần, do các lực lượng chủ chốt bị giữ lại ở quanh Bình Độ 400. Đồng thời, Thiếu tướng Hoàng Đan cũng tổ chức các cánh quân nhỏ, tinh nhuệ đánh thọc sườn, tập hậu, đánh sâu vào hậu phương địch, gây ảnh hưởng tới khả năng tác chiến cũng như sĩ khí của Quân Đội Trung Quốc.
Trong lúc trận đánh diễn ra, Hoàng Đan đã nhiều lần lên trên cao điểm 400, trực tiếp quan sát, chỉ huy chiến trận. Một trong những lần đó, Quân đội Trung Quốc triển khai lực lượng pháo binh, tạo nên hỏa lực tập trung, hòng cày nát cao điểm 400. Thiếu tướng Hoàng Đan vẫn bình tĩnh, ngồi xuống ghế quan sát trận pháo từ trên cao. Ông bảo với những cấp dưới trốn dưới công sự:
“ Sống, chết, thời, vận, số! Một khi anh đã tới số thì đạn pháo còn tìm được anh trong công sự! ”
Điều này giúp cho sĩ khí của đại đội phòng thủ luôn cao, dù cho biết rằng sẽ hi sinh khi lên cao điểm phòng thủ.
Trải qua hàng chục cuộc giao chiến lớn nhỏ quanh khu vực cao điểm 400, Thiếu tướng Hoàng Đan đã đánh quệ sư đoàn bộ binh chủ công của Quân Đội Trung Quốc, buộc địch phải dùng tới cả các đơn vị dự bị. Tuy nhiên, thương vong bên phía Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng rất lớn: trung đoàn bộ binh 52 cũng ở trong tình trạng không khá hơn địch là bao, một số đại đội thậm chí hi sinh toàn bộ. Cuối tháng 6, nhận thấy thế địch đã mất, không cần phải hi sinh thêm binh sĩ ở cao điểm 400 nữa, ông cho rút xuống các đơn vị bộ binh còn lại, chỉ sử dụng pháo binh đánh chặn. Sau khi các đơn vị bộ binh của Việt Nam lùi sâu khỏi mặt trận, Quân Đội Trung Quốc cũng không tiến công, chiếm lấy cao điểm, do thiên thời đã mất. Họ chỉ sử dụng pháo binh đáp trả Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới cuối năm 1981 thì hai bên dần rút khỏi khu vực giao chiến.
Bài thơ Bình độ 400
Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm
Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?
Lắc lư xe quan tài vượt về sau
Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày
Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay
Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một!
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.
Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số!
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.
Những chàng trai sống, chết trận này ơi!
Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao ?
St: Nguyễn Mạnh Hùng

13 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. anh truoc day la linh cua E nao toi la linh nam o 406 doi dien voi binh do 400 day toi van nho ngay 05 thang 5 nam 1981 trung quoc no sung chiem binh do 400 luc do la dai quan sat cua E52va sau nam 81 TQ van chiem dong chu khong rut???bon toi nhut het tai vi suot ngay phai nghe dai tam ly cua TQ ma

    Trả lờiXóa
  3. Hình như bài viết này không chính xác về tình hình của bình độ 400.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong bạn góp ý thêm , mình chỉ sưu tầm và lưu lại những bài mình yêu thích. Thank bạn

      Xóa
  4. Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về bình độ 400 chưa bao giờ quên trong tôi người lính C4 D1 E52 đóng quân tại chốt 406 đối diện bình độ 400.
    Càng thấu hiểu giá trị của hòa bình hôm nay.Bài viết thẻ hiện bạn chưa phải là người lính chiến đấu hôm đó...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ có còn nhớ bản Nà ma còn phạc không?

      Xóa
    2. tôi ở chốt 406 gần 2 năm mà bạn ở đơn vị nào . Khi trận đánh lấy lại bình độ 400 c3 của tiểu đoàn tôi đánh trước ....

      Xóa
  5. Tiểu đội tôi 2 đ/c hy sinh tại đó sao tôi quên được.

    Trả lờiXóa
  6. 2 cái bản Nà ma, nà Pạc dưới chân 406, rồi đồi Dân quân ....chỉ có người lính ở đó mới rõ ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những người lính trẻ trung đầy nhiệt huyết năm đó giờ đã 60-61 tuổi cả rồi. Ngoài 406 còn 512 nữa còn bản nà sa, bản bốc cụ còn nhớ cả chứ

      Xóa
    2. Từ 406 qua thung lũng là sang mỏm 1 của bình độ 400 rồi

      Xóa
    3. Những người lính trẻ trung đầy nhiệt huyết năm đó giờ đã 60-61 tuổi cả rồi. Ngoài 406 còn 512 nữa còn bản nà sa, bản bốc cụ còn nhớ cả chứ

      Xóa
  7. Tôi là tác giả bài thơ BĐ 400 cảm ơn bạn đăng đúng bản . Bài thơ in trong tập Trường ca "Hà Nội một thời trai chinh chiến" NXB Quân đội nhân dân năm 2005. Nguyễn Mạnh Hùng CCB F3, quân ngũ 1978-1982 Lạng Sơn.

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .