Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Binh mã vi động, lương thảo tiên hành.

Binh pháp thường nói: "Binh mã vi động, lương thảo tiên hành."
Đời người giống như chiến trường vậy, thứ mà chúng ta có thể làm được đó là luôn có sự chuẩn bị trước, lo làm chuồng khi vẫn còn bò, chỉ khi trong tay có "lương" thì mới có thể an tâm, không hoang mang.





Trên mạng có một câu hỏi rằng: "Bước tới tuổi 30, tài khoản tiết kiệm là bao nhiêu thì mới yên tâm?"
Rất nhiều câu trả lời được đưa ra, trong đó có một đáp án khiến tôi đồng tình:
"Nếu bạn nửa năm không làm việc mà vẫn có thể "vận hành" bình thường, bao gồm tiền nhà, tiền xe, thẻ tín dụng vẫn còn tiền, vậy thì về cơ bản là bạn đã có thể yên tâm được rồi.
Còn không ngược lại, thì bạn đang ở thế khá nguy hiểm, bất cứ một nguy cơ nào xảy tới đột ngột cũng có thể khiến bạn và cả gia đình điêu đứng."
Đúng vậy, con số cụ thể tất nhiên tùy thuộc vào từng người.
Nhưng ít nhất, chúng ta phải có đủ tiền tiết kiệm để cho phép mình có những đảm bảo tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài.
Thế sự vô thường, chỉ khi trong tay có một số tiền nhất định, mới có thể tự tin ứng phó với phong ba bão táp đột ngột xảy tới.

Có người nói rằng: "Tiền bạc có thể cứu mạng, nhưng lý tưởng thì không thể."
Có tiền mới có tự do, không tiền, lúc cần thiết quả thực có thể mất mạng.
Tiết kiệm tiền, đứng từ một góc độ nào đó mà nói, quả thực là cái phao cứu mạng.
Chỉ khi có đủ tiền trong tay, chúng ta mới có thể tránh được những rủi ro của cuộc sống ở mức độ lớn hơn, đồng thời có thể cung cấp một hàng rào an toàn cho bản thân và gia đình.
Chỉ khi trải qua thập tử nhất sinh, trải qua những giây phút khó khăn, vất vả, mới trân trọng hơn những thứ ngày hôm nay mà bạn đang có.
Thay vì ca thán không kiếm được tiền, chi bằng bắt đầu từ ngày hôm nay, nghiêm túc xem xét lại "chi tiêu quan" của bản thân, nghiêm túc nâng cao năng lực kiếm tiền và tư duy tiết kiệm tiền của bản thân.
Một dịch bệnh, thực ra là "suối nguồn".
Có những người, đứng trong vũng bùn không có tiền, ngày càng lún sâu hơn.
Còn có những người, ý thức được nguy cơ của việc không có tiền, từ đó bắt đầu thay đổi, tích cực "tự lực cánh sinh".
Có người nói: "Thứ tôi yêu không phải là tiền, thứ tôi yêu là cuộc sống độc lập tự do mà tiền mang lại."
Trước ngưỡng cửa sinh tồn, không ai là có đặc quyền riêng.
Chỉ khi có đủ tiền tiết kiệm, một cuộc sống bình thường mới có thể được duy trì.
Đã đến lúc để thay đổi quan điểm về tiêu dùng của bạn!
Không có việc gì bớt cảm tính, tiêu bừa bãi lại, rảnh rỗi hãy tiết kiệm thêm chút tiền, để cuộc sống trong tương lai, có thể được thoải mái, an toàn và dễ chịu hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .