Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Sự ra đời ngẫu nhiên của quản lý

Bức tranh vẽ cảnh xây dựng Kim tự tháp có thể giúp chúng ta hiểu
rõ ý niệm về quản lý. Trong bức vẽ, ta thấy có công nhân, đốc công và người quản lý. Đốc công là người cầm roi da và xích. Còn công nhân là những người di chuyển 400 tỷ tấn đá để xây Kim tự tháp cho Hoàng đế của họ



Người ta kể rằng, Hoàng đế Ai Cập nảy sinh ý tưởng xây dựng Kim tự tháp khi đang ngồi ăn nho và chơi đùa với vợ con. 
Ông chợt nhận ra giây phút tuyệt vời này không kéo dài mãi mãi, vì ai rồi cũng phải chết.
 Ông nghĩ: “Phải có cách nào đó để mọi người tưởng nhớ tới sự vĩ đại của mình”, “phải biến mình thành vĩnh cửu.” 
Sau một giây phân vân, ông reo lên: “Sao ta không xây một đền thờ hay dựng một tảng đá lớn nhỉ? 
Phải rồi, một Kim tự tháp! Lăng mộ của một Hoàng đế.
 Lăng mộ vĩ đại nhất chưa ai từng có, lớn hơn bất cứ công trình nào con người từng xây dựng trước đây.”


Và từ lúc đó, ý tưởng này luôn ám ảnh ông. Ông quyết tâm xây dựng Kim tự tháp bằng mọi giá. 

Ông triệu tập tất cả các tướng lĩnh (các Nhà quản lý cấp cao), các quan giám sát (các Nhà quản lý cấp trung), và các đốc công (các Nhà quản lý cấp cơ sở). Ông giao khát vọng của mình vào tay những kẻ biết dùng roi và xích để biến nó thành hiện thực.





Đó là lý do tại sao trong khi Hoàng đế bình thản ngồi ăn nho thì
các tướng lĩnh lo lắng tính toán, còn các quan giám sát lăm lăm sổ
sách và đôn đốc nô lệ làm việc. Còn hàng nghìn nô lệ phải làm việc
đến kiệt sức. Và Kim tự tháp vĩ đại mọc lên một cách thần kỳ trên sa mạc hoang vắng, từ một ý tưởng mong manh của vị Hoàng đế, biến thành công trình vĩ đại chưa ai từng thấy.

Trong khi biến ước mơ của vị Hoàng đế thành hiện thực, những con người đó cũng bắt đầu hình thành những ý tưởng vĩ đại.
Họ nghĩ nếu ông ấy làm được thì ta cũng làm được, thậm chí còn hơn thế.
 Và Vạn lý Trường thành, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại hay nhãn hiệu McDonald’s, Microsoft và CNN,... cũng vậy.
Tất cả đều được tạo dựng theo cách thức người ta xây dựng Kim tự tháp đầu tiên.  

Những khó khăn của các Nhà quản lý hiện đại

Các Hoàng đế thời nay 
– chúng ta gọi họ là những người có tầmnhìn xa 
– dựa vào cách thức quản lý mới, không hoàn toàn khác biệt với cách thức quản lý cũ nhưng có thêm một số đặc trưng mới: thứ nhất, đó là ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật giúp chúng ta giảm bớt thời gian thực hiện công việc; thứ hai, đó là kết quả của việc áp dụng tái cơ cấu doanh nghiệp, giúp chúng ta giảm bớt nhân lực thực hiện công việc.

Không có gì khó hiểu khi các Nhà quản lý thời hiện đại cảm thấy buồn chán.

Khi không còn phải lao động chân tay, Nhà quản lý trở thành “tay
sai” của các “Hoàng đế”. Họ đối mặt với thách thức này bằng một thái độ nghiêm túc. Họ mua sách kinh tế và quản lý do các nhà tư vấn và học giả viết. Họ tham gia các khóa đào tạo, các buổi thảo luận và hội thảo, để được tán dương là những chuyên gia mới của thế kỷ XX.




Giống như bác sỹ, luật sư và giới tăng lữ, các Nhà quản lý cũng cảm thấy mình đóng góp một phần to lớn cho xã hội, và kinh doanh đã nhanh chóng trở thành một thứ tôn giáo mới.

 Họ gán cho nơi làm việc những từ như “văn hóa doanh nghiệp.” Họ bàn về “chất lượng”, “giá trị cốt lõi”, và “sứ mệnh”. Họ nói về việc sáng tạo ra “linh hồn” của doanh nghiệp. Họ nói về “tinh thần” và “ý nghĩa”, và giao phó ước mơ của mình cho cấp dưới thực hiện.




 Họ học hỏi tinh thần lãnh đạo  và học cách phân biệt mình
 – Nhà quản lý xuất chúng 
– với các Nhà quản lý bình thường khác. 
Họ coi tất cả đều là khoa học. 
Rằng nhà lãnh đạo là do đào tạo mà thành chứ không phải do bẩm sinh. 
Rằng anh có thể học bảy kỹ năng cần thiết hay sáu thói quen hiệu quả, hay mẹo để trở thành Nhà quản lý trong một phút. 

Họ lắng nghe chăm chú, và học hỏi mọi mưu mẹo, nhưng mọi thứ vẫn như cũ, bởi Nhà quản lý – và những chuyên gia, những người giảng dạy – mới chỉ chữa triệu chứng chứ chưa chạm tới căn nguyên của vấn đề.  

MBA


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Nguyen Đinh Binh .